Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 kết nối Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 kết nối Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

Câu 1: Khi nói về sinh sản vô tính ở thực vật, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? 

a) Diễn ra thông qua các bộ phận như lá, thân, rễ.

b) Không cần sự thụ phấn hoặc thụ tinh.

c) Tạo ra các cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền.

d) Luôn tạo ra các cá thể khác biệt hoàn toàn.

Câu 2: Hình dưới là sinh sản vô tính ở thủy tức, trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

Tech12h

a) Thường gặp ở động vật ruột khoang.

b) Nảy chồi là hình thức sinh sản trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới hoặc vẫn dính vào cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn.

c) Hình thức sinh sản trên cần có sự kết hợp giao tử giữa bố và mẹ.

d) Trong điều kiện môi trường thuận lợi, thủy tức có thể sinh sản bằng cách nảy chồi liên tục, giúp tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể.

Câu 3: Quan sát hình dưới, cho biết các nhận định sau đúng hay sai?

Tech12h

a) Đây là hình thức sinh sản trinh sinh.

b) Thường gặp ở giun dẹp, sao biển,….

c) Phân mảnh là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành cơ thể mới hoàn chỉnh.

d) Khi bị đứt ra, các mảnh cơ thể tái sinh phần còn thiếu nhờ quá trình phân chia và biệt hóa tế bào.

Câu 4: Quan sát hình dưới, cho biết các nhận định sau đúng hay sai?

Tech12h

a) Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng.

b) Thường gặp ở rệp cây, ong, kiến và một số thằn lằn,…

c) Ở ong mật, ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực, trứng được thụ tinh phát triển thành ong chúa và ong thợ.

d) Trong hình là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.

Câu 5: Quan sát hình dưới, cho biết các nhận định sau đúng hay sai?

Tech12h

a) Đây là phương pháp giâm cành.

b) Phương pháp này cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi và cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể để cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới..

c) Thường áp dụng ở một số cây như sắn, mía, rau ngót, hoa hồng, hoa cúc, dâu tằm, chanh,…

d) Phương pháp này khó thực hiện.

Câu 6: Quan sát hình dưới, cho biết các nhận định sau đúng hay sai?

Tech12h

a) Đây là phương pháp ghép cành.

b) Phương pháp này làm cho cành ra rễ ngay trên cây, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới. 

c) Thường áp dụng để nhân giống các giống cây ăn quả lâu năm như cam, hồng xiêm,…

d) Phương pháp này tuy làm cây lớn chậm nhưng cho hiệu quả kinh tế cao,

Câu 7: Hình dưới mô tả kĩ thuật nuôi cấy tế bào và mô thực vật, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về kĩ thuật này?

Tech12h

a) Đây là phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô từ các phần của cơ thể thực vật trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con.

b) Thường áp dụng đối với những cây dễ nhân giống bằng các phương pháp thông thường.

c) Đây là phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả nhất, tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

d) Phương pháp này đòi hỏi cần phải trang bị thiết bị hiện đại và trình độ kĩ thuật cao.

=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 7 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay