Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 kết nối Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 kết nối Bài 34: vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

Câu 1: Ở loài chim tu hú, thay vì làm tổ, để trứng rồi ấp và chăm con như những loài chim khác, vào mùa sinh sản, chim tu hú cái thường đi tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở trong đó. Trước khi bỏ đi, tu hú mẹ không quên “tẩm bổ” cho mình bằng một quả trứng chim chích, vừa mới được vài ngày tuổi. Vì trứng chim tu hú khá giống trứng của loài chim chích, khiến chim chích cứ vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên. Ngoài ra, thức ăn của tu hú mẹ là các loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm, tuy vậy ở chim tu hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng, khi ăn phải loài sâu này. Tìm hiểu về loài chim tu hú và xét các nhận định sau đây:

Tech12h

a) Tập tính bẩm sinh của loài chim tú hú là đẻ trứng vào tổ của chim chích và để chim chích ấp trứng thay mình.

b) Khi nhìn thấy trứng của chim chích, tập tính săn mồi của chim tú hú trỗi dậy và chúng ăn luôn những quả trứng đó.

c) Tập tính vị tha đã khiến chim chích vô tư ấp nở trứng của chim tu hú.

d) Đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non.

Câu 2: Pavlov đã tiến hành thí nghiệm trên chó. Ông nhận thấy dịch vị của chó tăng lên rất nhiều khi chúng nghe thấy tiếng bước chân của nhân viên thường mang thức ăn đến cho chúng. Pavlov cho rằng tiếng bước chân báo hiệu cho chú chó biết thức ăn đang được mang tới, thông qua thần kinh, đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết ra dịch vị. 

Tech12h

Xét các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

a) Thí nghiệm trên chứng minh về sự phản xạ không điều kiện của động vật.

b) Thí nghiệm trên phản ánh tập tính học được của loài chó.

c) Số lượng tập tính học được là có hạn chế.

d) Tiếng chuông là điều kiện cần và đủ để kích hoạt phản xạ của chó.

Câu 3: Con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… của các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,… phù hợp với mỗi loài nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của con người. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Con người đã áp dụng tính hướng sáng của thực vật để điều chỉnh chế độ chiếu sáng phù hợp.

b) Tưới nước hợp lý dựa vào tính hướng nước giúp cây phát triển tốt hơn.

c) Cây không bị ảnh hưởng bởi hướng chất dinh dưỡng trong đất.

d) Làm giàn cho cây leo là một cách ứng dụng tính hướng tiếp xúc của thực vật.

Câu 4: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và cỏ về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ. Phát biểu nào sau đây đúng?

a) Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.

b) Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.

c) Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.

d) Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 5: Giẻ cùi lam là một loài chim thuộc họ Quạ, là loài bản địa của Bắc Mỹ. Chúng sống ở khắp miền Đông và Trung Hoa Kỳ và miền Nam Canada, những cá thể sống ở miền Tây có thể di cư. Loài này sinh sản trong các khu rừng rụng lá và rừng tùng bách, và thường gần các khu dân cư Loài này thường nôn mửa ngay lập tức sau khi ăn phải các con bướm chúa có màu sắc rực rỡ. Sau những kinh nghiệm như vậy, giẻ cùi lam tránh tấn công bướm chúa và những con đom đóm trông tương tự với bướm. Những nhận định sau là đúng hay sai?

a) Hình thức học tập quen nhờn ở động vật đã được mô tả trong ví dụ trên.

b) Có sự liên kết giữa thị giác, vị giác trong hình thức học tập này ở chim giẻ cùi lam.

c) Hình thức học tập này ở động vật có 2 dạng khác nhau.

d) Hình thức học tập này chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển.

Câu 6: Tập tính ở động vật là chuỗi phản ứng của động vật đối với kích thích từ môi trường hoặc bên trong cơ thể, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống. Tập tính gồm hai loại chính: tập tính bẩm sinh (di truyền, có sẵn từ khi sinh) và tập tính học được (hình thành qua trải nghiệm, rèn luyện). Các phát biểu sau là đúng hay sai?

a) Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống như an ninh, quốc phòng, giải trí,....

b) Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến sinh sản. 

c) Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính.

d) Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội. 

Câu 7: Tập tính của động vật bao gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Trong đó, tập tính bẩm sinh là những hành vi có sẵn, mang tính di truyền, còn tập tính học được là những hành vi hình thành qua trải nghiệm. Học tập ở động vật rất đa dạng, không chỉ giới hạn trong 6 loại hình thức. Một số loài sử dụng pheromone để giao tiếp, như bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút con đực. Chim non có thể ghi nhớ hình dạng bố mẹ và hành vi qua hiện tượng in vết. Học xã hội giúp động vật nhận biết, xử lý thông tin và thích nghi với môi trường thông qua quan sát, bắt chước đồng loại. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về tập tính của động vật?

a) Ở động vật chỉ tồn tại 6 loại hình thức học tập.

b) Bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút con đực đến giao phối.

c) In vết giúp chim non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài.

d) Học xã hội có liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin để giải quyết những trở ngại gặp phải.

=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 7 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay