Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 cánh diều Chủ đề 8. Em và những người bạn Tuần 31

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ4-Những người sống quanh em: Tuần 31. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8. EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

TUẦN 31

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài hát nào sau đây viết về chủ đề Tình bạn?

A. Cho bạn cho tôi

B. Con đường đến trường

C. Mái trường mến yêu

D. Bụi phấn

Câu 2: Em có cảm xúc gì sau buổi biểu diễn văn nghệ về chủ đề tình bạn?

A. Nhàm chán

B. Vui vẻ

C. Buồn tẻ

D. Nhạt nhẽo

Câu 3: Khi có bất đồng với bạn thì em nên làm gì?

A. Bình tĩnh lắng nghe bạn

B. Tìm lí do dẫn đến bất đồng

C. Thống nhất cách hòa giải

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Khi làm bạn giận, em có cảm xúc gì?

A. Vui vẻ vì mình đã cãi nhau thắng bạn

B. Buồn chán

C. Cảm thấy có lỗi, hi vọng được bạn làm lành

D. Không muốn chơi với bạn nữa

Câu 5: Đâu là cách để giải quyết những bất đồng giữa những người bạn?

A. Thống nhất cách hòa giải

B. Bình tĩnh lắng nghe bạn

C. Cùng nhau tìm lí do dẫn tới bất đồng

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Đáp án nào dưới đây là cách để hòa giải bất đồng?

A. Khi bạn có thái độ tức giận, em tức giận theo bạn

B. Khi bạn làm sai ý em, em chửi mắng bạn

C. Khi có tranh cãi, em tìm lí do dẫn đến bất đồng

D. Khi bạn làm sai, em gây gổ đánh nhau với bạn

Câu 7: Đâu không phải là cách để hòa giải bất đồng?

A. Không nghe bạn nói, cãi nhau đến khi không chơi được với nhau nữa thì thôi

B. Tìm lí do dẫn đến bất đồng

C. Bình tĩnh lắng nghe bạn

D. Thống nhất cách hòa giải

Câu 8: Nếu làm sai khiến bạn giận, em nên làm gì để bạn hết giận?

A. Nói xấu bạn

B. Xin lỗi bạn

C. Gây gổ với bạn

D. Không chơi với bạn nữa

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em và bạn nên làm gì khi cùng làm bài tập nhóm và xảy ra bất đồng?

A. Hòa thuận

B. Gây gổ

C. Tìm lí do dẫn đến bất đồng

D. Nói xấu nhau

Câu 2: Khi có tranh cãi do bạn nói nhưng em không chịu lắng nghe bạn thì em cần làm gì?

A. Bình tĩnh lắng nghe bạn

B. Gây gổ đánh nhau

C. Đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu nhau

D. Không chơi với nhau nữa

Câu 3: Khi em thất hứa với bạn, bạn giận và không chơi với em nữa thì em nên ứng xử như thế nào với bạn?

A. Nói xấu nhau

B. Xin lỗi, ở bên và chờ bạn nói chuyện lại cùng

C. Trò chuyện để tìm hiểu lý do

D. Không chơi với nhau nữa

Câu 4: Khi thấy hai người bạn tranh cãi, em nên làm gì?

A. Mặc kệ hai bạn

B. Khuyên ngăn hai bạn

C. Đổ thêm dầu vào lửa

D. Giả vờ không nhìn thấy và về mách với bố mẹ hai bạn

Câu 5: Khi em và bạn bất đồng, em có thể nhờ ai đứng ra hòa giải giúp?

A. Bạn lớp khác

B. Em nhỏ tuổi

C. Cô giáo

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Khi bạn có thái độ tức giận, em tức giận theo bạn

B. Khi bạn làm sai ý em, em chửi mắng bạn

C. Khi bạn xin lỗi vì việc làm sai với em, em tha thứ cho bạn

D. Khi bạn làm sai, em gây gổ đánh nhau với bạn

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là sai?

A. Em gây gổ đánh nhau với bạn khi bạn làm trái ý em

B. Khi bạn hiểu lầm em, em trò chuyện để tìm hiểu lí do và giải thích cho bạn hiểu

C. Khi bạn tức giận, em đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu bạn 

D. Khi bạn xin lỗi vì một điều mà bạn làm sai với em, em tha thứ cho bạn

Câu 3: Vì sao khi bạn và em bất đồng, em có thể nhờ cô giáo đứng ra hòa giải giúp?

A. Vì cô nói thì bạn phải nghe

B. Vì cô là người lớn, sẽ hiểu vấn đề em và bạn gặp phải

C. Vì cô là người ngoài cuộc

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đâu là cách giải quyết tốt nhất khi xảy ra mâu thuẫn?

A. Cố gắng kiềm chế cơn nóng giận

B. Cùng nhau tìm lí do dẫn tới bất đồng

C. Thống nhất cách hoà giải: chân thành xin lỗi nếu bản thân có lỗi sai hoặc sẵn sàng tha thứ khi bạn xin lỗi mình,...

D. Kết hợp tất cả các cách trên

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Tại sao chúng ta cần phải kiềm chế sự tức giận, không nên to tiếng với nhau khi xảy ra mâu thuẫn?

A. Để không lỡ lời làm tổn thương đối phương

B. Để vấn đề không trở nên nghiêm trọng hơn

C. Để có thể tìm ra cách giải quyết ổn thoả nhất

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay