Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc
Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc
Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc
Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc
Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bài 4: trang phục áo dài với họa tiết dân tộc

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

BÀI 4: TRANG PHỤC ÁO DÀI VỚI HỌA TIẾT DÂN TỘC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Những bộ phận chính của áo dài là

A. Cổ áo cổ điển khoét hình chữ V

B. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo; hai tà váy

C. Tay áo được tính từ vai; quần dài.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Họa tiết cần thống nhất về

A. Phong cách chữ viết

B. Màu sắc

C. Kiểu dáng

D. Phong cách tạo hình 

Câu 3: Trong mỗi giai đoạn phát triển của nghệ thuật Trung đại, hình tượng rồng có

A. Sự biến đổi và mang đặc trưng riêng thể hiện văn hóa của người Việt ở mỗi triều đại phong kiến.

B. Đặc trưng cơ bản giống nhau thể hiện văn hóa của người Việt.

C. Luôn mang dáng vẻ Hồng hòa, uốn khúc mềm mại, nhịp nhàng

D. Luôn mang dáng vẻ mạnh mẽ, thân mập chắc, đầu có sừng, lưng có vẩy, thân có vẩy

Câu 4: Hình tượng rồng thời Trung đại được xem là

A. Đại diện của các thế lực tự nhiên

B. Biểu tượng của uy quyền

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 5: Một số sản phẩm có sử dụng họa tiết trang trí thời Lí là

A. Lư hương

B. Bệ rồng, lá đề hình rồng

C. Lá đề hình phượng, chum, bình hoa

D. Cả A, B, C

Câu 6: Họa tiết trang trí thời Trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất là

A. Hình tượng rồng

B. Hình tượng phượng hoàng

C. Hình tượng rùa vàng

D. Hình tượng hoa sen

Câu 7: Ứng dụng của họa tiết dân tộc trong cuộc sống là

A. Làm đồ gốm, sứ, vật phẩm trang trí

B. Trang trí bánh kẹo

C. Trang trí trong kiến trúc

D. Cả A, B, C

Câu 8: Họa tiết trang trí trên áo dài là  

A. Điểm nhấn làm tăng thêm giá trị thẩm mĩ của áo dài Việt Nam

B. Một bộ phận của áo dài Việt Nam

C. Họa tiết dân tộc theo truyền thống văn hóa Việt Nam

D. Cả A, B, C

Câu 9: Áo dài là gì?

A.  loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam, được cách tân từ trang phục “ngũ thân lập lĩnh” trong thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời.

B. một loại trang phục mang biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện nét văn hoá cũng như tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 10: Cách sắp xếp các hoạt tiết có thể dựa trên nguyên lí tạo hình nào?

A. theo nguyên lí cách đều

B. theo nguyên lí lặp lại

C. theo nguyên lí đối xứng

D. Tất cả các phương án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về họa tiết trang trí trên áo dài?

A. Họa tiết trang trí trên áo dài là điểm nhấn làm tăng thêm giá trị thẩm mĩ của áo dài Việt Nam

B. Họa tiết trang trí trên áo dài là một bộ phận của áo dài Việt Nam

C. Họa tiết trang trí trên áo dài là họa tiết dân tộc theo truyền thống văn hóa Việt Nam

D. Cả A, B, C

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vận dụng họa tiết dân tộc vào trang trí các sản phẩm phục vụ đời sống là hình thức tôn vinh, bảo tồn và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống của đất nước

B. Những bộ phận chính của áo dài là thân áo được tính từ cổ xuống phần eo; hai tà váy

C. Những bộ phận chính của áo dài là cổ áo, hai tà áo, tay áo và quần dài

D. Cả A, C đều đúng

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hình tượng rồng thời Lý?

A. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nghệ thuật Trung đại, hình tượng rồng có luôn mang dáng vẻ Hồng hòa, uốn khúc mềm mại, nhịp nhàng

B. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nghệ thuật Trung đại, hình tượng rồng có đặc trưng cơ bản giống nhau thể hiện văn hóa của người Việt.

C. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nghệ thuật Trung đại, hình tượng rồng có sự biến đổi và mang đặc trưng riêng thể hiện văn hóa của người Việt ở mỗi triều đại phong kiến.

D. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nghệ thuật Trung đại, hình tượng rồng có luôn mang dáng vẻ mạnh mẽ, thân mập chắc, đầu có sừng, lưng có vẩy, thân có vẩy

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về hình tượng rồng thời Trung đại?

A. Hình tượng rồng thời Trung đại đại diện của các thế lực tự nhiên

B. Hình tượng rồng thời Trung đại là biểu tượng của uy quyền

C. Hình tượng rồng thời Trung đại là biểu tượng của tinh thần hiếu học

D. Hình tượng rồng thời Trung đại được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đền, đài,..

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về họa tiết trang trí thời Trung đại Việt Nam?

A. Họa tiết trang trí thời Trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất là hình tượng rồng

B. Họa tiết trang trí thời Trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất là hình tượng phượng hoàng

C. Họa tiết trang trí thời Trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất là hình tượng rùa vàng

D. Họa tiết trang trí thời Trung đại Việt Nam tiêu biểu nhất là hình tượng hoa sen

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về bố cục đối xứng?

A. Trong một bố cục đối xứng, hình ảnh được chia ra một cách đối xứng, dọc hoặc ngang, ở giữa.

B. Các ảnh đối xứng là các ảnh có sự giống nhau giữa các phần, tức là chúng tuân thủ nguyên lý lặp đi lặp lại.

C. Các hình ảnh có tính đối xứng mang lại cảm giác cân bằng, chặt chẽ trong bố cục

D. Họa tiết đối xứng thường đơn điệu, rập khuôn, tính nghệ thuật không cao.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về áo dài nam?

A. Với áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ nhưng phần eo không may ôm sát, thân áo thường suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính và sự chính chắn.

B. Với áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ, thân áo thường ôm sát thể hiện được sự nam tính và sự chính chắn.

C. Không có áo dài cho nam giới

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết các hình thức trang trí trên áo.

A. Họa tiết hoa sen, núi non

B. Họa tiết rồng

C. Họa tiết hoa sen

D. Hoa sen , phượng, rồng

Câu 2: Quan sát hình dưới đây và cho biết các hình thức trang trí trên áo.

A. Họa tiết hoa sen, núi non

B. Họa tiết rồng

C. Họa tiết hoa sen

D. Hoa sen , phượng, rồng

Câu 3: Quan sát hình dưới đây và cho biết các hình thức trang trí trên áo.

A. Họa tiết hoa sen, núi non

B. Họa tiết rồng

C. Họa tiết hoa sen

D. Hoa sen , phượng, rồng

Câu 4: Thời Lý hoa sen được bố cục các cánh thành một vòng tròn theo kểu nhìn chính diện từ trên xuống, bao gồm

A. 16 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới

B. 16 cánh chính và 14 cánh phụ ở dưới

C. 16 cánh chính và 10 cánh phụ ở dưới

D. 18 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới

Câu 5: Quan sát hình dưới đây và cho biết vị trí, màu sắc các họa tiết trang trí trên áo dài

A. Hoa sen được thiết kế ở giữa ngực và đuôi tà váy. Họa tiết núi non được in ở tà váy trước và sau

B. Họa tiết hoa sen được thiết kế ở chính giữa ngực, hai bả vai, cánh tay áo và đuôi tà váy.

C. Họa tiết hoa sen được in ở giữa ngực, hai cánh tay áo và đuôi tà váy.

D. Đáp án khác

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước sau đây để thực hiện trang trí áo dài

(1) Tạo hình áo dài theo dáng của hình chu vi.

(2) Vẽ nét theo chu vi dáng người lên giấy.

(3) Vẽ phác hình mảng để xác định vị trí họa tiết  và hình thức trang trí áo dài.

(4) Vẽ màu cho họa tiết và nền áo, hoàn thiện sản phẩm.

(5) Vẽ hình họa tiết.

A. (1) – (2) – (3) – (5) – (4)

B. (2) – (3) – (1) – (5) – (4)

C. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)

D. (2) – (3) – (1) – (5) – (4)

Câu 2:  Em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết tác giả cần thực hiện những bước nào sau đây để hoàn thiện bản thiết kế trang phục áo dài?

A. Vẽ hình họa tiết ð Vẽ màu cho họa tiết và nền áo, hoàn thiện sản phẩm

B. Vẽ nét theo chu vi dáng người lên giấy ð Vẽ màu cho họa tiết và nền áo, hoàn thiện sản phẩm

C. Tạo hình áo dài theo dáng của hình chu vi ð Vẽ màu cho họa tiết và nền áo, hoàn thiện sản phẩm

D. Vẽ phác hình mảng để xác định vị trí họa tiết ð Vẽ màu cho họa tiết và nền áo, hoàn thiện sản phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay