Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là hoạt động kết nối với xã hội của trường học

A. Trao gửi yêu thương

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Tất cả phương án trên.

Câu 2: Hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào?

A. Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.

B. Nâng cao nhận thức về môi trường đường bộ.

C. Nâng cao nhận thức về sự thuận tiện của giao thông.

D. Nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội.

Câu 3: Đâu là hoạt động kết nối với cộng đồng?

A. Tham gia các buổi tập luyện thể thao theo nhóm.

B. Tham gia ủng hộ quần áo cũ cho trẻ em vùng cao.

C. Tham gia thi đấu thể thao.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Đâu không phải là hoạt động kết nối với cộng đồng?

A. Làm bài tập theo nhóm.

B. Tập luyện thể thao theo lớp.

C. Dọn dẹp nhà cửa.

D. Tham gia ngày hội ủng hộ quần áo cho người nghèo.

Câu 5: Ý nghĩa của các hoạt động kết nối với cộng đồng là gì?

A. Học sinh không được thực hành các bài học.

B. Học sinh học được nhiều điều bổ ích.

C. Học sinh được vui chơi thỏa tích của các bạn.

D. Học sinh được ca hát, nhảy múa.

Câu 6: Các hoạt động cộng đồng có giúp các em biết yêu thương, chia sẻ với mọi người hay không?

A. Có.

B. Không.

Câu 7: Một học sinh có thể tham giao bao nhiêu cộng đồng

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Nhiều.

Câu 8: Tổ chức các hoạt động kết nối với cộng đồng giúp học sinh

A. Chia sẻ hiểu biết của mình về cuộc sống.

B. Hiểu thêm kiến thức về các vấn đề trong cuộc sống.

C. Tạo không gian, sân chơi bổ ích cho học sinh sau mỗi giờ học căng thẳng.

D. Tất cả phương án trên.

Câu 9: Đâu không phải là địa điểm hợp lí để tổ chức hoạt động kết nối với cộng đồng?

A. Sân trường.

B. Nhà văn hóa.

C. Giữa lòng đường.

D. Nhà đa năng.

Câu 10: Khi tham gia các hoạt động kết nối với cộng đồng, học sinh cần?

A. Tích cực.

B. Nhí nhố.

C. Đùn đẩy.

D. Cười cượt.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tích cực tìm hiểu các hoạt động lịch sử địa phương là nội dung của truyền thống nào?

A. Trọng đạo.

B. Thương người.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Nhân nghĩa.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A. Tham gia hoạt động cộng đồng là việc làm của cán bộ lớp.

B. Tham gia hoạt động cộng đồng là việc làm của giáo viên.

C. Tham gia hoạt động cộng đồng là việc làm của tất cả mọi người.

D. Tham gia hoạt động cộng đồng là việc làm của học sinh giỏi.

Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A. Các hoạt động cộng đồng gây mất thời gian của học sinh.

B. Các hoạt động cộng đồng giúp học sinh có nhiều thời gian tìm hiểu về cuộc sống xung quanh.

C. Các hoạt động cộng đồng góp phần bồi dưỡng các phẩm chất yêu thương, chia sẻ...

D. Các hoạt động cộng đồng giúp học sinh hiểu thêm về các vấn đề xã hội.

Câu 4: Nếu có người rủ em tham gia các hoạt động kết nối với cộng đồng, em sẽ làm gì?

A. Rủ thêm các bạn cùng tham gia để trốn học.

B. Rủ thêm các bạn cùng tham gia sau giờ học.

C. Rủ thêm các bạn cùng tham gia để trong giờ học.

D. Rủ thêm các bạn cùng tham gia để trốn đi chơi.

Câu 5: Nếu có một bạn trong lớp rủ em tham gia các hoạt động cộng đồng để trốn học, em sẽ làm gì?

A. Đồng ý với ý kiến của bạn.

B. Rủ thêm các bạn khác cùng tham gia.

C. Rêu rao chuyện bạn muốn trốn học cho cả lớp biết.

D. Khuyên bạn không nên trốn học mà hãy tham gia hoạt động cộng đồng sau giờ học.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Những việc làm thiết thực của ngày hội tái chế rác là gì?

A. Đổi rác lấy cây xanh.

B. Tìm hiểu về cách phân loại các loại rác thải.

C. Tìm hiểu cách tái chế các loại rác.

D. Tất cả phương án trên.

Câu 2: Ngày hội trồng cây xanh mang đến cho học sinh những lợi ý gì

A. Hiểu thêm các giá trị mà thiên nhiên mang lại.

B. Có thêm nhiều kiến thức mới về cây xanh.

C. Cách phòng chống lũ lụt, thiên tai.

D. Tổ chức sân chơi cho học sinh nhảy múa.

Câu 3: Vì sao lại tổ chức hoạt động ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt?

A. Giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người nghèo.

B. Giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người vô gia cư.

C. Giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

D. Giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người mắc bệnh hiểm nghèo.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào ô trống: ... vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau không chỉ là khẩu lệnh mà là những ... cụ thể, thiết thực. Chúng ta hãy cùng ở bên cạnh, đặt mình vào ... của những người nghèo, của những số phận kém may mắn để giúp đỡ bằng tấm lòng, bằng ..., bằng sự thấu hiểu...

A. Hành động, trái tim, hoàn cảnh, chung tay.

B. Chung tay,hành động, hoàn cảnh, trái tim.

C. Chung tay, hoàn cảnh, trái tim, hành động.

D. Trái tim, hành động, hoàn cảnh, chung tay.

Câu 2: Giờ trái đất được diễn ra vào thời gian nào?

A. Thứ bảy cuối cùng của tháng 2, vào lúc 8h30 đến 9h30 theo giờ địa phương.

B. Chủ nhật cuối cùng của tháng 2, vào lúc 8h30 đến 9h30 theo giờ địa phương.

C. Thứ bảy cuối cùng của tháng 3, vào lúc 8h30 đến 9h30 theo giờ địa phương.

D. Chủ nhật cuối cùng của tháng 3, vào lúc 8h30 đến 9h30 theo giờ địa phương.

=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay