Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối bài 6: Truyền thống trường em
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Truyền thống trường em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Người đứng đầu trong trường gọi là gì?
A. Hiệu phó.
B. Hiệu trưởng.
C. Phụ huynh.
D. Chủ nhiệm.
Câu 2: Giáo viên phụ tránh của lớp được gọi là gì?
A. Hiệu phó.
B. Phụ huynh.
C. Chủ nhiệm.
D. Bộ môn.
Câu 3: Trước khi bắt đầu năm học mới, học sinh thường được tổ chức buổi lễ nào?
A. Lễ khai trương.
B. Lễ khai giảng.
C. Lễ chào cờ.
D. Lễ bổ nhiệm.
Câu 4: Trước khi kết thúc năm học mới, học sinh thường được tổ chức buổi lễ nào?
A. Lễ khai trường.
B. Lễ mừng xuân.
C. Lễ bế mạc.
D. Lễ bế giảng.
Câu 5: Hoạt động vào tiết đầu tiên của sáng thứ hai hằng tuần gọi là gì?
A. Lễ chào cờ.
B. Lễ khai giảng.
C. Lễ bế giảng.
D. Lễ chào mừng.
Câu 6: Có những cuộc thi nào rèn luyện trí tuệ cho học sinh?
A. Cờ vua.
B. Vẽ tranh.
C. Cờ vây.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 7: Đâu không phải là hoạt động rèn luyện sức khỏe cho học sinh?
A. Luyện viết chữ đẹp.
B. Thi chạy tiếp sức.
C. Trò chơi kéo co.
D. Vũ điệu sôi động.
Câu 8: Đâu là hoạt động được tổ chức nhằm bảo vệ môi trường?
A. Rung chuông vàng.
B. Thể dục thể thao.
C. Trồng cây xanh.
D. Vui chơi giải trí.
Câu 9: Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày nào?
A. 20/9.
B. 20/10.
C. 20/11.
D. 20/12.
Câu 10: Hoạt động thường niên được tổ chức vào ngày 8/3 là gì?
A. Tôn vinh người đàn ông.
B. Tôn vinh người phụ nữ.
C. Tôn vinh người thầy.
D. Tôn vinh các nhà sư.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu là thông điệp của ngày nhà giáo Việt Nam?
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Nhường cơm sẻ áo.
C. Rừng xanh – hơi thở cuộc sống.
D. Đi thong thả cho đỡ vất vả.
Câu 2: Đâu là hoạt động truyền thống của nhà trường vào dịp 27/7 hằng năm.
A. Tổ chức hoạt động chia sẻ áo ấm.
B. Tổ chức hoạt động nhường cơm sẻ áo.
C. Tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
D. Tổ chức hoạt động học tốt dạy tốt.
Câu 3: Ngày hội tìm hiểu lịch sử được tổ chức với mục đích gì?
A. Tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống.
B. Tìm hiểu cội nguồn dân tộc.
C. Tìm hiểu về phương thức sản xuất xưa.
D. Tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo.
Câu 4: Đâu là truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần lưu giữ?
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Nhường cơm sẻ áo.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của trường học?
A. Truyền thống vị kỉ.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
D. Truyền thống yêu nước.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Học sinh có thể tìm hiểu thông tin của trường thông qua các nội dung nào?
A. Năm thành lập trường.
B. Thành tích dạy và học.
C. Những tấm gương tiêu biểu.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 2: Trước khi đi học, học sinh cần chuẩn bị những gì?
A. Sách vở, đồ dùng học tập.
B. Điện thoại.
C. Máy chơi game.
D. Máy nghe nhạc.
Câu 3: Học sinh không được mang đồ dùng nào tới trường học?
A. Thước kẻ.
B. Bút chì.
C. Máy điện tử.
D. Cặp sách.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Các hoạt động bổ ích trong nhà trường hướng tới đối tượng nào?
A. Giáo viên.
B. Cán bộ.
C. Học sinh.
D. Nhân viên.
Câu 2: Khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, em cần chú ý điều gì?
A. Trật tự, lắng nghe nội dung chương trình.
B. Ngồi ngay ngắn thành hàng.
C. Tích cực tham gia các hoạt động.
D. Tất cả các phương án trên.
=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 6: Truyền thống trường em