Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức Bài 21: chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺBÀI 21: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN TUẦN HOÀN A. TRẮC NGHIỆM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng.
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn.
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 2: Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tuần hoàn là. Chọn phương án đúng nhất.
A. Rượu, bia, nước ngọt, khoai tây chiên, gà quay.
B. Dầu ăn, lạc, cà rốt, dưa hấu, thịt bò.
C. Rượu, bia, bông cải trắng, bắp cải.
D. trứng, cá, nước lọc, phô mai.
Câu 3: Bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn là
A. Xơ vữa mạch máu.
B. Tai biến mạch máu não.
C. Bệnh viêm cơ tim.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu?
A. 0,3 giây.
B. 0,4 giây.
C. 0,5 giây.
D. 0,1 giây.
Câu 5: Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch?
A. Kem.
B. Sữa tươi.
C. Cá hồi.
D. Lòng đỏ trứng gà.
Câu 6: Những thức ăn, đồ uống có lợi cho các cơ quan tuần hoàn là
A. Những thực phẩm trong vùng màu vàng (gồm nước lọc, nước cam ép, bông cải xanh, cá hồi, cà rốt, sữa, đậu tương, bơ).
B. Những thực phẩm trong vùng màu hồng (gồm việt quất, cà chua, thịt gà, lạc).
C. Những thực phẩm trong vùng màu xanh da trời (gồm con hàu, nước dừa, gạo, hạt sen, thịt bò và bí ngô).
D. Đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Việc nào dưới đây là có hại cho hệ tuần hoàn?
A. Đi giày dép vừa chân.
B. Ăn mặn.
C. Tham gia các hoạt động vừa sức.
D. Ngủ nghỉ đúng giờ.
Câu 8: Việc nào dưới đây là tốt cho hệ tuần hoàn?
A. Bị đau họng chủ động đi khám.
B. Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 9: Trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn?
A. Vui vẻ.
B. Thoải mái.
C. Lạc quan.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn?
A. Tức giận.
B. Lo lắng.
C. Căng thẳng.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao không nên đi giày dép quá chật?
A. Vì chân sẽ bị nhỏ lại.
B. Vì sẽ khó đi.
C. Vì trông sẽ không đẹp.
D. Vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu.
Câu 2: Vì sao không nên ăn nhiều đồ chiên, rán?
A. Dễ gây bệnh béo phì.
B. Ảnh hưởng dến tim mạch.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Vì sao không nên vận động quá sức?
A. Dẫn đến nhịp tim bắt thường.
B. Tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Vì sao chúng ta nên tắm gội thường xuyên?
A. Giải tỏa căng thẳng, lo âu, bực bội.
B. Giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
C. Cải thiện các vấn đề về giấc ngủ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ý nào dưới đây là tác hại của thuốc là đối với hệ tuần hoàn?
A. Gây ra các bệnh về gan như xơ gan.
B. Viêm trong động mạch và mạch máu.
C. Nguy cơ cao bị chảy máu và đau ruột non.
D. Gây tổn thương đường tiêu hóa.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Những việc em có thể làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn là?
A. Tập thể dục thường xuyên.
B. Tắm gội thường xuyên.
C. Luôn vui vẻ, lạc quan.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Những việc em cần tránh để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn là?
A. Chạy nhảy quá mạnh.
B. Ngồi lâu.
C. Sử dụng các chất kích thích.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi?
A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì tim nhỏ.
C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể.
D. Vì tim làm việc theo chu kì.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Bệnh tuần hoàn nào dưới đây dễ mắc ở lứa tuổi học sinh tiểu học?
A. Bệnh nước ăn chân.
B. Bệnh tay chân miệng.
C. Bệnh thấp tim.
D. Bệnh á sừng.
Câu 2: Bệnh thấp tin có thể gây ra nguy hiểm gì?
A. Hở van tim.
B. Viêm cơ tim.
C. Suy tim.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn