Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức Bài 24: thu thập thông tin về các chất và hoạt động Có hại cho sức khoẻ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: thu thập thông tin về các chất và hoạt động Có hại cho sức khoẻ . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 24: THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG

CÓ HẠI CHO SỨC KHOẺ

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ý nào không đúng với việc tự chăm sóc sức khỏe?

A. Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng.

B. Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao.

C. Không cần chăm sóc sức khỏe, bị bệnh đi tới bác sĩ uống thuốc sẽ khỏi.

D. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Câu 2: Việc làm thể hiện việc chăm sóc sức khỏe là

A. Đi khám định kỳ.

B. Chơi game thâu đêm.

C. Hút ma túy đá.

D. Đua xe trái phép.

Câu 3: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên.

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 4: Sức khỏe có ý nghĩa gì?

A. Sức khoẻ là vốn quý của con người.

B. Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

C. Sức khỏe giúp chúng ta lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

D. Cả A và B.

Câu 5: Việc làm thể hiện việc không chăm sóc, sức khỏe là

A. Hút thuốc lá.

B. Chơi cầu lông.

C. Đánh răng trước khi đi ngủ.

D. Chơi đá bóng.

Câu 6: Có sức khỏe tốt sẽ giúp chúng ta

A. Có nhiều thời gian để chơi game.

B. Học tập và lao động hiệu quả.

C. Sống lạc quan, vui vẻ.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 7: Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh, chúng ta cần

A. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.

B. Ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng.

C. Ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm.

D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ.

Câu 8: Hãy cho biết, nhóm thực phẩm nào là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt.

A. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

C. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

D. Nhóm thực phẩm giàu vitamin.

Câu 9: Thứ nào có hại đối với hệ thần kinh?

A. Cá.

B. Ma túy.

C. Tôm.

D. Thịt bò.

Câu 10: Thực phẩm gì có hại đến hệ tiêu hóa?

A. Có nhiều thuốc kháng sinh.

B. Có nhiều vitamin A.

C. Có nhiều vitamin C.

D. Chất béo.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Các nguồn thu thập thông tin về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh là?

A. Tivi, sách, báo,...

B. Hỏi người lớn.

C. Tìm thông tin trên in-tơ-nét.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2:Ăn đúng bữa là ăn mỗi ngày ba bữa chính, các bữa cách nhau khoảng

A. 3 giờ.

B. 7 giờ.

C. 4 – 5 giờ.

D. Không quy định.

Câu 3: Theo Luật Phòng chống ma túy năm 2021 thì cây có chứa chất ma túy là?

A. Cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Quốc hội quy định.

B. Cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

C. Cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Thủ tướng Chính phủ quy định.

D. Cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Bộ Công an quy định.

Câu 4: Ngày thế giới phòng chống ma túy là

A. 24.6.

B. 25/6.

C. 26/6.

D. 27/6.

Câu 5: Ngày thế giới vì sức khỏe là ngày bao nhiêu?

A. 7/4.

B. 4/7.

C. 7/5.

D. 5/7.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tác hại của thuốc lá đối với hệ thần kinh là gì?

A. Gây ra các rối loạn về tư duy và tri giác.

B. Ảnh hưởng tới giấc ngủ.

C. Gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Ý nào dưới đây là tác hại của ma túy đối với hệ thần kinh?

A. Viêm trong động mạch và mạch máu.

B. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra ngộ độc thần kinh.

C. Gây ra các bệnh về gan như xơ gan.

D. Gây tổn thương đường tiêu hóa.

Câu 3: Vấn đề sẽ gặp phải của hệ tuần hoàn khi hút thuốc lá là?

A. Gây ra các bệnh về gan như xơ gan.

B. Các vấn đề về nhịp tim.

C. Nguy cơ cao bị chảy máu và đau ruột non.

D. Gây tổn thương đường tiêu hóa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Có người rủ em hút thuốc lá em sẽ làm gì?

A. Em sẽ hút thử vì em nghĩ hút thuốc lá 1 lần sẽ không sao.

B. Em sẽ không hút vì hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

C. Em sẽ hút vì hút thuốc lá không có hại gì cho sức khỏe.

D. Đáp án A và C.

Câu 2: Bạn A nói chuyện với em bạn bị ho ra máu nhiều lần và kéo dài, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

A. Khuyên bạn đi viện khám để kiểm tra sức khỏe.

B. Không quan tâm.

C. Lặng im.

D. Nói với bạn là không phải đi khám, không có gì nguy hiểm.

=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay