Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức Bài 30: ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 30: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

B. Mặt Trời mọc ở đằng tây, lặn ở đằng đông.

C. Chuyển động nhin thấy là chuyển động Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

D. Cả 3 phát biểu trên

Câu 2: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Diêm Vương tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 3: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

A. Thủy tinh.

B. Kim tinh.

C. Mộc tinh.

D. Hỏa tinh.

Câu 4: Đới khí hậu nào nhận được lượng nhiệt và góc chiếu sáng từ mặt trời ít nhất?

A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới.

C. Hàn đới.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 5: Có bao nhiêu khối khí hậu trên bề mặt của Trái Đất

A. 3.   

B. 4.

C. 5.  

D. 6.

Câu 6: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 7: Hệ Mặt trời là

A. Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. Dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.

C. Một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà.

D. Một tập họp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.

Câu 8: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

A. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà.

B. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí.

C. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Dải Ngân Hà.

D. Hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và các đám bụi khí.

Câu 9: Có mấy loại la bàn thường được dùng hiện nay?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy

A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó.

C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.

B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.

C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.

D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất.

Câu 2: Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?

A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng.

B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất.

C. Phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 3: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.

C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.

D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 4: Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

A. Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao.

B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.

C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao.

D. Đáp án khác.

Câu 5: Chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây là do:

A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.

B. Mặt Trời mọc ở đằng tây, lặn ở đằng đông.

C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà, ta sẽ thấy nó có hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình xoắn ốc.

C. Hình cầu.

D. Hình elip.

Câu 2: Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy:

A. Mặt Trời.

B. Mặt Trăng.

C. Hỏa tinh.

D. Ngân Hà.

Câu 3: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

A. hành tinh - vệ tinh.

B. vệ tinh - vệ tinh.

C. thiên thể - thiên thể.

D. vệ tinh - thiên thể.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Khi đó:

A. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.

B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó không phải chuyển động thực, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất mới là chuyển động thực.

C. Cả hai chuyển động đều là chuyển động thực.

D. Cả hai chuyển động đều không phải là chuyển động thực.

Câu 2: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.

=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay