Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 3: Trong lòng mẹ
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 3: Trong lòng mẹ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 3: Trong lòng mẹ
KHỞI ĐỘNG
Hình ảnh sau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm mẫu tử? Chia sẻ những kỉ niệm,
tình cảm và ấn tượng sâu sắc của em về mẹ.
Bài 3. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG LÒNG MẸ
- Tìm hiểu chung
Nhóm 1, 3:
Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, em hãy cho biết:
- Kí là gì? Kí được chia thành mấy loại?
- Những yếu tố nào của văn bản cho cho biết tính xác thực của điều được kể?
Nhóm 2, 4:
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
- Thể loại: Kí
- Kí: là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất
- Hồi kí: ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trả qua.
- Du kí: ghi chép lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi đã diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
Tính xác thực của sự việc ghi chép trong kí
- Thời gian: ngày, tháng, năm...
- Địa điểm diễn ra sự việc
- Sự có mặt của người khác: người thân, bạn bè...
- Tác giả
- Tên: Nguyên Hồng
- Năm sinh – năm mất: (1918- 1982)
- Quê ở Nam Định.
- Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ.
- Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.
- Tác phẩm
Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương:
- Chương 1: Tiếng kèn.
- Chương 2: Chúa thương xót chúng tôi.
- Chương 3: Trụy lạc.
- Chương 4: Trong lòng mẹ.
- Chương 5: Đêm nô-en.
- Chương 6: Tron đêm đông.
- Chương 7: Đồng xu cái.
- Chương 8: Sa ngã.
- Chương 9: Bước ngoặt.
Văn bản "Trong lòng Mẹ" là chương thứ IV của tập hồi kí.
TÓM TẮT
- Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko.
- Bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn
- Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to.
- Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu đến... hỏi đến chứ?
- Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng.
- P2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
- Đọc hiểu văn bản
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
+ Mở đầu đoạn trích tác giả đã cho người đọc thấy được cảnh ngộ của nhân vật “tôi” như thế nào? Cảnh ngộ đó tạo nên thân phận của bé Hồng ntn?
+ Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?
- Cảnh ngộ của bé Hồng
- Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực
- Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột.
- Cô độc, đau khổ luôn khát khao tình yêu thương.
- Bé Hồng có cảnh ngộ đáng thương.
- Hình ảnh bà cô
+ Hình ảnh người cô được khắc hoạ qua những chi tiết nào? (Chú ý chi tiết khắc hoạ về nét mặt, cử chỉ, giọng nói)
+ Bà cô muốn gì khi cho rằng mẹ chú bé Hồng đang phát tài và nhất là cố ý phát âm hai tiếng em bé ngân dài, thật ngọt?
- Thái độ của bà cô bộc lộ qua những câu nói, thái độ:
+ Với vẻ mặt cười nói rất kịch: mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
+ Bé Hồng từ chối -> không buông tha tiếp tục lôi đứa cháu vào trò chơi đã dàn tính sẵn.
+ Lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn của đứa cháu, tươi cười kể về tình cảnh đói rách túng thiếu của mẹ bé Hồng.
+ Đổi giọng giả nhân giả nghĩa thương xót người anh trai.
Nhận xét:
- Bà cô với cử chỉ thân mật giả dối, lời nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độv, gieo rắc vào đầu đứa cháu những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy người mẹ bất hạnh.
=> Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
- Nhân vật cậu bé Hồng
PHIẾU HỌC TẬP
- Thời gian: 3 phút
- Nhiệm vụ: Dựa vào văn bản, hãy tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm xúc của bé Hồng. Từ đó hãy nêu nhận xét về nhân vật
Tâm trạng bé Hồng | Chi tiết, hình ảnh, cảm xúc | Nhận xét |
Khi nói chuyện với bà cô | - Tôi cúi đầu không đáp - Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi. | • Bé Hồng nhận ra những ý nghĩ cay độc của bà cô à tâm hồn nhạy cảm, yêu thương và kính trọng mẹ. • Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ. |
Khi được gặp mẹ | - Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi! - Đuổi theo xe, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. - Trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. - Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. - Đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại nơn man khắp da thịt. - Nghĩ và khát khao được bé lại để được mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho | - Khao khát được gặp mẹ - Cử chỉ vội vã , bối rối - Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của đứa con luôn tin yêu mẹ. - Tình cảm, cảm xúc ấy được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động, giàu chất trữ tình. |
- Khi nói chuyện vớí bà cô
- Cúi đầu không đáp - cười và từ chối dứt khoát.
-> là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ.
=>Trong bi kịch gia đình, tâm hồn bé Hồng vẫn trong sáng dạt dào tình yêu thương mẹ, thông cảm với cảnh ngộ bất hạnh của mẹ.
- Khi được gặp mẹ
- Gọi "mợ ơi!"-> Khao khát được gặp mẹ
- Cử chỉ vội vã , bối rối => xúc động vui sướng
- Được ngồi trong lòng mẹ:
+ Cảm nhận mẹ vẫn trẻ đẹp và cả hơi thở thơm tho lạ thường.
+ Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.
+ Khát khao được bé lại để mẹ yêu chiều...
=> Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của đứa con luôn tin yêu mẹ.
- Tình cảm, cảm xúc ấy được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động, giàu chất trữ tình.
III. Tổng kết
Nội dung:
Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh => Tình mẫu tử là mạch tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
Nghệ thuật:
- Thể loại: hồi kí, bộc lộ được những cảm xúc, tâm trạng chân thực của tác giả.
- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên chân thực.
- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng người đọc.
- Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.
LUYỆN TẬP
- Đưa ra những dẫn chững cho thấy đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?
Đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí vì:
- Sự việc nhân vật “tôi” mồ côi cha và thời điểm đã đến ngày giỗ đầu.
- Hai nhân vật có thực: bà cô và mẹ
- Địa điểm có thực: mẹ vào Thanh Hóa và từ đó trở về.
- Ngôi kể thứ nhất, thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi”
- VẬN DỤNG
Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử được thể hiện trong đoạn trích.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6