Bài tập file word Hóa học 6 chân trời Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

CHỦ ĐỀ 5 - CHÂT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

BÀI 15 - CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy ví dụ.

Trả lời:

Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất: nước cất, thìa bạc, bình khí oxygen,...

Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau:Nước đường, nước cam, nước biển.

Câu 2: Lấy ví dụ về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp.

Trả lời:

  • Chất tinh khiết:nước tinh khiết sôi ở 100 độ C, nóng chảy ở 0 độ C; oxygen hóa lỏn ở -183 độ C, hóa rắn ở -218 độ C
  • Khác với chất tinh khiết, tính chất của hỗn hợp thay đổi theo thành phần. VD: nước muối càng đặc thì khối lượng riêng càng nặng

Câu 3: Dung dịch, huyền phù, nhũ tương là gì?

Trả lời:

  • Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
  • Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...
  • Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

 

Câu 4: Các chất có khả năng tan như thế nào?

Trả lời:

Các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi thì có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.

Câu 5: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hòa tan của các chất như thế nào?

Trả lời:

  • Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.
  • Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân biệt nhũ tương, huyền phù với dung dịch?

Trả lời:

  • Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất và có màu trong suốt
  • Huyền phù: hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất và có màu
  • Nhũ tương: hỗn hợp lỏng - lỏng không đồng nhất

Câu 2: Lấy ví dụ về khả năng tan của các chất.

Trả lời:

  • Đường tan nhiều trong nước; muối ăn, bột nở tan khá nhiều; còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.
  • Rượu, giấm ăn là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng.
  • Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là khí carbon dioxide đã hoà tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.

Câu 3: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tan của các chất.

Trả lời:

Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào tan trong nước, chất nào khôngtan trong nước?

  1. Muối 2. Đường
  2. Dầu 4. Xăng

Trả lời:

  • Chất tan trong nước: 1, 2
  • Chất không tan trong nước: 3, 4

Câu 5: Lấy ví dụ về chất đồng nhất và chất không đồng nhất.

Trả lời:

  • Chất đồng nhất: nước cất, nước muối, nước đường,...
  • Chất không đồng nhất: nước bột sắn dây, nước cam, sữa,...

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cho biết ở 20°C, 100 mL nước hoà tan được 204 g đường. Ở 100°C, 100 mL nước hoà tan được 487 g đường.Vậy với 250mL nước sẽ hòa tan được bao nhiêu g đường ở 20°C và 100°C.

Trả lời:

250mL nước sẽ hòa tan được số g đường ở 20°C là:

204 x (250 : 100) = 510 (g)

250mL nước sẽ hòa tan được số g đường ở 100°C là:

487 x (250 : 100) = 1217,5 (g)

Câu 2: Để hòa tan đường vào nước nhanh hơn, ta nên sử dụng nước nóng hay nước lạnh? Giải thích.

Trả lời:

Để hòa tan đường vào nước nhanh hơn, ta phải pha đường vào nước nóng. Vì các chắn rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, do khi nhiệt độ cao, các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn, dẫn đến số lần va chạm tăng nên chất rắn được hòa tan đều trong nước.

Câu 3: Khi hòa tan dầu và nước, ta thu được chất gì?

Trả lời:

Ta thu được hỗn hợp dầu và nước, gọi là nhũ tương.

Câu 4: Kể tên một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

Trả lời:

  • Chất tinh khiết: kim cương, nước cất,...
  • Hỗn hợp: quần áo, sách vở, bút viết, vòng tay,...

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Làm thế nào để xác định thành phần của một hỗn hợp các chất không đồng nhất?

Trả lời:

Để xác định thành phần của một hỗn hợp không đồng nhất, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp hóa học và vật lý như cromatography (sắc ký), phân tích phổ hấp thụ, hoặc đo nhiệt độ nóng chảy để tách và xác định thành phần của từng phần riêng lẻ.

Câu 2: Làm thế nào để tạo ra một hỗn hợp từ các chất riêng lẻ có các tính chất khác nhau và giữ cho nó ổn định?

Trả lời:

Để tạo ra một hỗn hợp từ các chất riêng lẻ có tính chất khác nhau và giữ cho nó ổn định, chúng ta cần sử dụng các phương pháp kết hợp như khuấy trộn, nhiệt độ và áp suất kiểm soát, và sử dụng chất mang với tính chất tương thích với các chất cần kết hợp.

Câu 3: Tại sao việc kiểm tra và xác định tỷ lệ các thành phần trong một hỗn hợp quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y học và công nghiệp?

Trả lời:

Kiểm tra và xác định tỷ lệ các thành phần trong một hỗn hợp quan trọng để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của sản phẩm hoặc quy trình. Trong y học, điều này có thể ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh và đảm bảo an toàn của thuốc. Trong công nghiệp, nó có thể đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm và quy trình sản xuất.

Câu 4: Làm thế nào việc tạo ra các loại hỗn hợp có thể cải thiện tính chất lý học và hóa học của các chất thành phần?

Trả lời:

Tạo ra các loại hỗn hợp có thể cải thiện tính chất lý học và hóa học của các chất thành phần bằng cách điều chỉnh tỷ lệ và sự tương tác giữa chúng. Chẳng hạn, việc tạo ra hỗn hợp có thể tăng độ cứng, độ dẻo hoặc độ bền của vật liệu, tùy thuộc vào mục tiêu mong muốn.

Câu 5: Thiết kế thí nghiệm chứng minh đường tan nhanh hơn trong nước nóng.

Trả lời:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm đựng cùng một thể tích nước, 1 ống đựng nước nóng và 1 ống đựng nước lạnh.
  • Bước 2: Thêm vào mỗi ống lượng đường như nhau và lắc đều ống nghiệm khoảng 1-2 phút
  • Bước 3: Quan sát hiện tượng
  • Ta thấy đường trong ống nghiệm chứa nước nóng tan nhanh hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay