Bài tập file word Hóa học 6 chân trời Ôn tập chương 3

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

(20 CÂU)

Câu 1: Oxygen quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,... Nếu không có oxygen thì sự cháy không thể xảy ra.

Câu 2: Nêu các thành phần có trong không khí.

Trả lời:

Thành phần có trong không khí: nitơ (78,1%) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ argon (0,9%), carbon dioxide (khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.

Câu 3: Không khí có vai trò gì?

Trả lời:

- Sự luân chuyển không khí giúp điều hoà khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, không khí còn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ, do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết. - Sự luân chuyển không khí giúp điều hoà khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, không khí còn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ, do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

- Oxygen trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu. - Oxygen trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu.

- Khi mưa giông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên). - Khi mưa giông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

- Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh. - Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 4: Nêu tính chất vật lí của oxygen.

Trả lời:

- Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

- Oxygen hóa lỏng ở –183°C, hoá rắn ở –218°C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt. - Oxygen hóa lỏng ở –183°C, hoá rắn ở –218°C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

Câu 5: Nêu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.

Trả lời:

- Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải,... - Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải,...

- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ấm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng,... Bụi, khói và các khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mưa acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây.... - Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ấm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng,... Bụi, khói và các khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mưa acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây....

Câu 6: Oxygen quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,... Nếu không có oxygen thì sự cháy không thể xảy ra.

Câu 7: Tại sao khi bơm khí oxygen vào một quả bóng,quả bóng đó không bay lên mà lại rơi xuống?

Trả lời:

Vì oxygen nặng hơn không khí nên quả bóng không thể bay lên được.

Câu 8: Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Trả lời:

Để giữ bầu khí quyển trong lành, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân cần hành động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường sống. Các quốc gia nỗ lực cùng nhau thực hiện các giải pháp như:

- Tìm nguồn năng lượng sạch. - Tìm nguồn năng lượng sạch.

- Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm. - Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm.

- Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lý khí thải, chất thải độc hại,.... - Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lý khí thải, chất thải độc hại,....

- Bảo vệ và trồng cây xanh. - Bảo vệ và trồng cây xanh.

Từng hành động nhỏ của mỗi con người trong cộng đồng cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.

Câu 9: Các sự cố về xăng dầu có thể gây cháy, nếu xảy ra một đám cháy nhỏ do xăng dầu, ta nên làm gì? Giải thích.

Trả lời:

Ta nên phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt lên khu vực cháy. Việc phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt sẽ làm cách ly chất cháy với oxygen, khi đó sẽ không còn đủ oxygen để duy trì sự cháy. Tránh dùng quạt, nước hay cồn do sẽ làm đám cháy lan rộng hoặc cháy mãnh liệt hơn.

Câu 10: Nhiệt độ ở bắc Cực vào khoảng -40 độ C vào mùa đông, trong điều kiện đó, oxygen tồn tại ở dạng nào?

Trả lời:

Ở nhiệt độ -40 độ C, oxygen tồn tại ở dạng khí.

Câu 11: Oxygen tồn tại ở mấy dạng chính?

Trả lời:

Oxygen tồn tại ở ba dạng chính: khí, lỏng, và rắn.

- Dạng khí: Tồn tại ở điều kiện bình thường với công thức hóa học là O - Dạng khí: Tồn tại ở điều kiện bình thường với công thức hóa học là O2. Chiếm tỷ lệ khoảng 21% trong không khí, không có màu, mùi và vị, tham gia vào quá trình hô hấp và cháy.

- Dạng lỏng: Ở nhiệt độ -183°C, oxygen sẽ chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.  - Dạng lỏng: Ở nhiệt độ -183°C, oxygen sẽ chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.

- Dạng rắn: được gọi là oxy rắn hoặc ozon. Khi oxy lỏng được làm lạnh đến nhiệt độ -218.79°C, nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Oxygen rắn thường không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có thể được tạo ra thông qua các quá trình hóa học. - Dạng rắn: được gọi là oxy rắn hoặc ozon. Khi oxy lỏng được làm lạnh đến nhiệt độ -218.79°C, nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Oxygen rắn thường không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có thể được tạo ra thông qua các quá trình hóa học.

Câu 12: Trong các phương pháp sau, đâu là phương pháp bảo vệ môi trường không khí?

1. Vứt rác đúng nơi quy định

2. Phát động chiến dịch trồng cây, gây rừng

3. Sử dụng nguồn năng lượng sạch

4. Có quy định rõ ràng về việc xả khí thải ra ngoài môi trường.

Trả lời:

Phương pháp bảo vệ môi trường không khí: 2, 3, 4

Câu 13: Vì sao cá sống được trong nước?

Trả lời:

Cá sống được trong nước vì trong nước có một lượng oxygen hòa tan, dù rất nhỏ.

Câu 14: Làm thế nào để chứng minh trong không khí có hơi nước?

Trả lời:

- Tiến hành một thí nghiệm đơn giản: Chuẩn bị 2 cốc nước, một cốc thêm vài viên đá lạnh, một cốc không thêm, đây kín cả hai cốc lại, đợi một thời gian sau đó quan sát hiện tượng - Tiến hành một thí nghiệm đơn giản: Chuẩn bị 2 cốc nước, một cốc thêm vài viên đá lạnh, một cốc không thêm, đây kín cả hai cốc lại, đợi một thời gian sau đó quan sát hiện tượng

- Ta thấy cốc bỏ thêm đá lạnh có hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài cốc, điều này cho thấy trong không khí chứa hơi nước vì cốc chứa nước đá nên nhiệt độ thấp khiến cho hơi nước bên ngoài bị ngưng tụ, bám vào thành ống nghiệm tạo thành các giọt nước. - Ta thấy cốc bỏ thêm đá lạnh có hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài cốc, điều này cho thấy trong không khí chứa hơi nước vì cốc chứa nước đá nên nhiệt độ thấp khiến cho hơi nước bên ngoài bị ngưng tụ, bám vào thành ống nghiệm tạo thành các giọt nước.

Câu 15: Nêu các ứng dụng của oxygen trong đời sống.

Trả lời:

- Oxy cần thiết cho phản ứng chuyển cacbon thành khí carbon oxit CO trong quá trình luyện thép, diễn ra dưới nhiệt độ cao trong lò cao. Khí CO được tạo ra cho phép khử oxit sắt thành các hợp chất sắt tinh khiết hơn. - Oxy cần thiết cho phản ứng chuyển cacbon thành khí carbon oxit CO trong quá trình luyện thép, diễn ra dưới nhiệt độ cao trong lò cao. Khí CO được tạo ra cho phép khử oxit sắt thành các hợp chất sắt tinh khiết hơn.

- Sử dụng trong các ứng dụng khác liên quan đến kim loại và yêu cầu nhiệt độ cao, chẳng hạn như mỏ hàn. - Sử dụng trong các ứng dụng khác liên quan đến kim loại và yêu cầu nhiệt độ cao, chẳng hạn như mỏ hàn.

- Ở dạng lỏng, oxy được sử dụng rộng rãi như một chất oxy hóa để sử dụng trong tên lửa. Bộ đồ du hành vũ trụ bao gồm một dạng oxy gần như tinh khiết.  - Ở dạng lỏng, oxy được sử dụng rộng rãi như một chất oxy hóa để sử dụng trong tên lửa. Bộ đồ du hành vũ trụ bao gồm một dạng oxy gần như tinh khiết.

- Dùng để phân hủy các hợp chất hydrocacbon . - Dùng để phân hủy các hợp chất hydrocacbon .

- Sản xuất năng lượng trong những thứ không liên kết với nguồn cung cấp điện của chúng, chẳng hạn như máy phát điện và phương tiện. - Sản xuất năng lượng trong những thứ không liên kết với nguồn cung cấp điện của chúng, chẳng hạn như máy phát điện và phương tiện.

- Sản xuất epoxy ethane (ethylene oxide), sử dụng làm chất chống đông và sản xuất polyester, và chloroethene, tiền thân của PVC.  - Sản xuất epoxy ethane (ethylene oxide), sử dụng làm chất chống đông và sản xuất polyester, và chloroethene, tiền thân của PVC.

- Sử dụng để hàn và cắt kim loại bằng oxy-axetylen.  - Sử dụng để hàn và cắt kim loại bằng oxy-axetylen.

- Sản xuất thép, nhựa và hàng dệt, hàn, hàn và cắt thép và các kim loại khác, đẩy tên lửa, liệu pháp oxy và các hệ thống hỗ trợ sự sống trong máy bay, tàu ngầm, tàu vũ trụ và lặn. - Sản xuất thép, nhựa và hàng dệt, hàn, hàn và cắt thép và các kim loại khác, đẩy tên lửa, liệu pháp oxy và các hệ thống hỗ trợ sự sống trong máy bay, tàu ngầm, tàu vũ trụ và lặn.

Câu 16: Ô nhiễm không khí là gì?

Trả lời:

Khi thành phần không khí bị thay đổi như lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí bị ô nhiễm.

Câu 17: Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1970 lít oxygen. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 150 km tiêu thụ hết 12 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 150 km là bao nhiêu?

Trả lời:

Thể tích oxygen cần là: 12 x 1950 = 23400 (lít)

Thể tích không khí cần là : 5 x 23400  = 117000 (lít)

Câu 18: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m.

a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.

b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp đó hô hấp trong mỗi tiết 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi học sinh hít vào, thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen.

c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?

d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?

Trả lời:

a) Thể tích của phòng học: 12.7.4 = 336 m3

Thể tích oxygen có trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3

b) Thể tích oxygen một học sinh dùng trong 45 phút: 16.0,1.45 = 72 lít.

Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72.50 = 3600 lít = 3,6 m3.

Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.

c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.

d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.

Câu 19: Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

a) Chất nào là duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn?

b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?

c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?

Trả lời:

a) Chất duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn là oxygen.

b) Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:

- Cách  - Cách ly chất cháy với oxygen.

- Hạ nhiệt độ của vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. - Hạ nhiệt độ của vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

c) Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã bị dập tắt.

Câu 20: Bảng dưới đây là kết quả đo thành phần khí hít vào và thở ra của bạn Dũng:

 OxygenCarbon dioxideNitrogenHơi nước
Khí hít vào20,96%0,03%79,01%Ít
Khí thở ra16,04%4,10%79,50%Bão hòa

Biết rằng, số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 480ml. Hãy cho biết trong một ngày học sinh này đã lấy từ môi trường bao nhiêu lít khí oxygen và thải ra môi trường bao nhiêu lít khí carbon dioxide qua đường hô hấp?

Trả lời:

Đổi 480ml = 0,48 lít.

 - Trong một giờ (60 phút), số nhịp thở: 18.60 = 1080 nhịp.

- Trong một ngày (24 giờ), số nhịp thở: 24.1080 = 25 920 nhịp. - Trong một ngày (24 giờ), số nhịp thở: 24.1080 = 25 920 nhịp.

- Thể tích khí hít vào trong một ngày: 25 920.0,48 = 12 441, 6 lít. - Thể tích khí hít vào trong một ngày: 25 920.0,48 = 12 441, 6 lít.

- Tỉ lệ oxygen sử dụng: 20,96% – 16,04% = 4,92%. - Tỉ lệ oxygen sử dụng: 20,96% – 16,04% = 4,92%.

- Thể tích oxygen đã lấy từ môi trường: 4,92%.12 441,6 lít = 612,13 lít. - Thể tích oxygen đã lấy từ môi trường: 4,92%.12 441,6 lít = 612,13 lít.

- Tỉ lệ khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,10% - 0,03% = 4,07%. - Tỉ lệ khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,10% - 0,03% = 4,07%.

- Thể tích khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,07%.12441,6 = 506,37 lít. - Thể tích khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,07%.12441,6 = 506,37 lít.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay