Bài tập file word Hóa học 6 chân trời Ôn tập chương 4 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu ứng dụng và ví dụ của các vật liệu trong đời sống.

Trả lời:

Được chế tạo hoặc sơ chế từ những nguyên liệu tự nhiên

Dùng làm vật liệu để chế tạo đồ dùng, thiết bị và xây dựng,...

VD: kim loại, nhựa, gốm sứ,...

Câu 2: Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể nào?

Trả lời:

Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hoả,...), thể khí (các loại khí đốt). Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn).

Câu 3: Nêu nguồn gốc và các loại nguyên liệu

Trả lời:

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,

- Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống. - Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

- Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),... - Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...

- Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thuỷ tinh,.. - Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thuỷ tinh,..

- Từ dầu mỏ điều chế ra các hoá chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mỹ phẩm, các loại len, tơ,... - Từ dầu mỏ điều chế ra các hoá chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mỹ phẩm, các loại len, tơ,...

Câu 4: Tại sao lương thực, thực phẩm cần được bảo quản thích hợp?

Trả lời:

Lương thực và thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhất là trong môi trường nóng, ẩm. Khi đó, chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe. Ví dụ: thịt, cá, rau bị ôi thiu (nhiễm khuẩn) gây ra ngộ độc cho cơ thể; gạo, lạc dễ bị mốc, sinh ra những chất cực độc gây ung thư,... Vì vậy, lương thực, thực phẩm cần được bảo quản thích hợp.

Câu 5: Nêu ứng dụng và tính chất của một số vật liệu thông dụng.

Trả lời:

- Kim loại có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ. - Kim loại có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ.

- Thuỷ tinh trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. - Thuỷ tinh trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

- Nhựa dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt. - Nhựa dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt.

- Gốm, sứ không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. - Gốm, sứ không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

- Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy. - Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy.

- Gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt. - Gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt.

Câu 6: Nêu ứng dụng của một số loại nhiên liệu thường thấy.

Trả lời:

- Gỗ: sưởi ấm, đun nấu ở quy mô nhỏ - Gỗ: sưởi ấm, đun nấu ở quy mô nhỏ

- Than đá: sản xuất điện, luyện thép, sản xuất xi măng, đốt lò hơi,... - Than đá: sản xuất điện, luyện thép, sản xuất xi măng, đốt lò hơi,...

- Xăng: Nhiên liệu để chạy ô tô, xe máy,... - Xăng: Nhiên liệu để chạy ô tô, xe máy,...

- Dầu hỏa: Nhiên liệu để chạy máy bay phản lực, tàu hỏa,... - Dầu hỏa: Nhiên liệu để chạy máy bay phản lực, tàu hỏa,...

- Khí thiên nhiên: đun nấu, sấy khô, đốt lò,... - Khí thiên nhiên: đun nấu, sấy khô, đốt lò,...

- Dầu diesel: Nhiên liệu để chạy một số loại máy, ô tô,... - Dầu diesel: Nhiên liệu để chạy một số loại máy, ô tô,...

Câu 7: Đá vôi thường dùng để làm gì, có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

- Đá vôi được dùng để: - Đá vôi được dùng để:

+ Sản xuất vôi sống. + Sản xuất vôi sống.

+ Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông. + Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông.

+ Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,... + Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...

- Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,... nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,...  - Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,... nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,...

Câu 8: Trong các loại lương thực, thực phẩm sau, loại nào cần nấu chín trước khi ăn, loại nào không cần?

1. Quả dâu tây                                                 2. Củ khoai lang

3. Bắp ngô                                                       4. Thịt trâu, bò, lợn, gà

5. Mật ong                                                       6. Sữa bò

Trả lời:

Loại thực phẩm cần nấu chín: 2, 3, 4

Loại thực phẩm không cần nấu chín: 1, 5, 6

Câu 9: Nêu ứng dụng của một số hợp kim thường dùng.

Trả lời:

- Thép: chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí, làm vật liệu xây dựng. - Thép: chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí, làm vật liệu xây dựng.

- Gang: đúc các chi tiết máy có hình dạng phức tạp, làm dụng cụ nhà bếp. - Gang: đúc các chi tiết máy có hình dạng phức tạp, làm dụng cụ nhà bếp.

- Đồng thau: làm dây dẫn điện, chế tạo các chi tiết máy, linh kiện điện, làm đồ thủ công mỹ nghệ. - Đồng thau: làm dây dẫn điện, chế tạo các chi tiết máy, linh kiện điện, làm đồ thủ công mỹ nghệ.

- Đồng thanh: làm đồ trang trí, chế tạo các chi tiết chịu mài mòn, hóa chất, làm đồ thủ công mỹ nghệ. - Đồng thanh: làm đồ trang trí, chế tạo các chi tiết chịu mài mòn, hóa chất, làm đồ thủ công mỹ nghệ.

- Đồng - nhôm: gia công các bộ phận trong máy bơm, tàu thủy,... đúc tiền xu. - Đồng - nhôm: gia công các bộ phận trong máy bơm, tàu thủy,... đúc tiền xu.

- Duralumin: làm thân, vỏ máy bay, dầm chịu lực xe tải, sườn tàu biển, dụng cụ thể thao. - Duralumin: làm thân, vỏ máy bay, dầm chịu lực xe tải, sườn tàu biển, dụng cụ thể thao.

- Silumin: nắp động cơ ô tô. - Silumin: nắp động cơ ô tô.

Câu 10: Khi chưng cất dầu thô ta thu được nhiên liệu gì?

Trả lời:

Ta thu được dầu hỏa, xăng và khí đốt

Câu 11: Phân biệt nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo

Trả lời:

- Nguyên liệu tự nhiên: - Nguyên liệu tự nhiên:

+ Nguồn gốc: xuất phát từ tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.  + Nguồn gốc: xuất phát từ tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.

+ Quá trình sản xuất: đơn giản hơn và ít yêu cầu quá trình xử lý phức tạp. + Quá trình sản xuất: đơn giản hơn và ít yêu cầu quá trình xử lý phức tạp.

- Nguyên liệu nhân tạo: - Nguyên liệu nhân tạo:

+ Nguồn gốc: Nguyên liệu nhân tạo được tạo ra hoặc chỉnh sửa bởi con người thông qua các quy trình sản xuất và công nghệ. Chúng thường là kết quả của xử lý, tái chế hoặc kỹ thuật tạo hóa.  + Nguồn gốc: Nguyên liệu nhân tạo được tạo ra hoặc chỉnh sửa bởi con người thông qua các quy trình sản xuất và công nghệ. Chúng thường là kết quả của xử lý, tái chế hoặc kỹ thuật tạo hóa.

+ Quá trình sản xuất: thường liên quan đến quá trình kỹ thuật và công nghệ phức tạp. + Quá trình sản xuất: thường liên quan đến quá trình kỹ thuật và công nghệ phức tạp.

Câu 12: Nêu vai trò của carbohydrate đối với cơ thể.

Trả lời:

- Là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Khi bị phân rã tạo ra glucose, loại đường nhanh chóng hấp thụ vào hệ tuần hoàn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glucose cũng có thể được chuyển thành gắn kết glycogen và được lưu trữ trong gan và cơ bắp để sử dụng khi cần thiết. - Là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Khi bị phân rã tạo ra glucose, loại đường nhanh chóng hấp thụ vào hệ tuần hoàn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glucose cũng có thể được chuyển thành gắn kết glycogen và được lưu trữ trong gan và cơ bắp để sử dụng khi cần thiết.

- Hỗ trợ não bộ hoạt động. - Hỗ trợ não bộ hoạt động.

- Đáp ứng nhu cầu cơ bắp và khối lượng cơ. - Đáp ứng nhu cầu cơ bắp và khối lượng cơ.

- Chất bảo vệ não: Một số loại carbohydrate như glycoprotein và glycolipid có vai trò như chất bảo vệ và chất truyền thông trong não. Chúng tạo ra cấu trúc và chức năng của màng tế bào và tham gia vào các quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào. - Chất bảo vệ não: Một số loại carbohydrate như glycoprotein và glycolipid có vai trò như chất bảo vệ và chất truyền thông trong não. Chúng tạo ra cấu trúc và chức năng của màng tế bào và tham gia vào các quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào.

- Cung cấp chất xơ trong chế độ ăn uống, giúp duy trì sự trao đổi chất đúng cách, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sự lưu thông đường ruột. - Cung cấp chất xơ trong chế độ ăn uống, giúp duy trì sự trao đổi chất đúng cách, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sự lưu thông đường ruột.

Câu 13: Có nên tái sử dụng những chai nhựa có kí hiệu như hình không? Vì sao?

Trả lời:

Không nên tái sử dụng. Vì đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần. Nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hoà tan các hoá chất cấu tạo nên chúng, gây độc hại cho cơ thể. Chai nước khoáng, nước ngọt,... thường sử dụng loại nhựa này.

Câu 14: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió được biến đổi thành điện năng sử dụng trong các hệ thống năng lượng tái tạo như thế nào?

Trả lời:

Năng lượng mặt trời được chuyển đổi thành điện năng thông qua các tấm pin mặt trời, trong đó ánh sáng mặt trời kích hoạt sự di chuyển của các điện tử và tạo ra dòng điện. Năng lượng gió được biến đổi thành điện năng thông qua các cánh quạt của các tổ máy gió, chuyển động của cánh quạt kích hoạt máy phát điện.

Câu 15: Nêu khái quát về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.

Trả lời:

Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc.

Câu 16: Nêu một số chất khoáng trong cơ thể người. Lấy ví dụ về hậu quả nếu thiếu chất khoáng và vitamin.

Trả lời:

- Chất khoáng trong cơ thể người gồm calcium (canxi), phosphorus (photpho), iodine (iot), zinc (kẽm),... Chất khoáng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ví dụ: Thiếu calcium, xương trở nên xốp, yếu; Thiếu iodine gây ra các bệnh về tuyến giáp (bướu cổ,...). - Chất khoáng trong cơ thể người gồm calcium (canxi), phosphorus (photpho), iodine (iot), zinc (kẽm),... Chất khoáng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ví dụ: Thiếu calcium, xương trở nên xốp, yếu; Thiếu iodine gây ra các bệnh về tuyến giáp (bướu cổ,...).

- Cơ thể không tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy vào qua thức ăn. Nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hoá. Ví dụ: thiếu vitamin A khiến cho mắt kém, thiếu vitamin D khiến xương và cơ thể sẽ kém phát triển,... - Cơ thể không tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy vào qua thức ăn. Nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hoá. Ví dụ: thiếu vitamin A khiến cho mắt kém, thiếu vitamin D khiến xương và cơ thể sẽ kém phát triển,...

Câu 17: Làm thế nào các vật liệu siêu dẻo như graphene có thể được ứng dụng trong việc tạo ra các thiết bị điện tử siêu mỏng?

Trả lời:

Các vật liệu siêu dẻo như graphene có tính chất đàn hồi và dẻo, cho phép chúng được sử dụng trong việc tạo ra các thiết bị điện tử siêu mỏng như màn hình cảm ứng uốn cong và điện tử da. Điều này mở ra cơ hội để tạo ra các thiết bị linh hoạt và nhẹ hơn trong tương lai.

Câu 18: Các nhiên liệu tương lai cho ngành công nghiệp năng lượng là gì?

Trả lời:

Các nhiên liệu tương lai cho ngành công nghiệp năng lượng có thể bao gồm sự phát triển của nhiên liệu tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và thủy điện. Các nhiên liệu xanh và sạch khác như hydro, nguyên tử hạt nhân và nhiên liệu sinh học cũng có thể được sử dụng rộng rãi.

Câu 19: Nêu các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ nguồn nguyên liệu.

Trả lời:

- Tăng cường tái chế: Thúc đẩy việc sử dụng các quy trình và công nghệ tái chế để tái sử dụng nguồn nguyên liệu đã sử dụng.  - Tăng cường tái chế: Thúc đẩy việc sử dụng các quy trình và công nghệ tái chế để tái sử dụng nguồn nguyên liệu đã sử dụng.

- Thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững: Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nguồn tái tạo và bền vững. - Thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững: Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nguồn tái tạo và bền vững.

- Quản lý và bảo vệ các khu vực sinh quyển và đặc điểm tự nhiên quan trọng. - Quản lý và bảo vệ các khu vực sinh quyển và đặc điểm tự nhiên quan trọng.

- Hạn chế sử dụng các chất độc hại. - Hạn chế sử dụng các chất độc hại.

- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ môi trường. - Thúc đẩy ứng dụng công nghệ môi trường.

- Hợp tác và tuân thủ các quy định: Đối tác với các tổ chức và chính phủ để thúc đẩy việc tuân thủ và thực hiện các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ nguồn nguyên liệu. Điều này đảm bảo rằng mọi người và tổ chức đều đóng góp vào việc bảo vệ và sử dụng nguồn nguyên liệu một cách bền vững. - Hợp tác và tuân thủ các quy định: Đối tác với các tổ chức và chính phủ để thúc đẩy việc tuân thủ và thực hiện các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ nguồn nguyên liệu. Điều này đảm bảo rằng mọi người và tổ chức đều đóng góp vào việc bảo vệ và sử dụng nguồn nguyên liệu một cách bền vững.

Câu 20: Em hãy tìm hiểu và cho biết:

a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là gì?

b) Tại sao gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng.

c) Sử dụng gạch không nung mang lại lợi ích gì cho môi trường.

Trả lời:

a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là xi măng và đá nghiền nhỏ.

b) Gạch không nung thường được thiết kế có lỗ vì một số lí do sau:

- Tạo khe rỗng để giúp cách nhiệt, cách âm tốt hơn; - Tạo khe rỗng để giúp cách nhiệt, cách âm tốt hơn;

- Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn; - Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn;

- Giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. - Giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

c) Sử dụng gạch không nung sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì không phải đốt cháy nhiên liệu, không phát sinh khí thải.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay