Bài tập file word Hóa học 6 chân trời Ôn tập chương 5

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

(20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp.

Trả lời:

- Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất. Ví dụ: nước cất, thìa bạc, bình khí oxygen,... - Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất. Ví dụ: nước cất, thìa bạc, bình khí oxygen,...

- Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau. Ví dụ:Nước đường, nước cam, nước biển. - Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau. Ví dụ:Nước đường, nước cam, nước biển.

- Khác với chất tinh khiết, tính chất của hỗn hợp thay đổi theo thành phần. VD: nước muối càng đặc thì khối lượng riêng càng nặng - Khác với chất tinh khiết, tính chất của hỗn hợp thay đổi theo thành phần. VD: nước muối càng đặc thì khối lượng riêng càng nặng

Câu 2: Nêu nguyên tắc tách chất và kể tên một số phương pháp tách chất thông dụng.

Trả lời:

- Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

- Một số phương pháp tách chất thông dụng: lắng, gạn và lọc; cô cạn; chiết. - Một số phương pháp tách chất thông dụng: lắng, gạn và lọc; cô cạn; chiết.

+ Lắng, gạn: tách chất rắn ra khỏi chất lỏng hoặc khí + Lắng, gạn: tách chất rắn ra khỏi chất lỏng hoặc khí

+ Lọc: tách chất rắn lơ lửng ra khỏi chất lỏng hoặc khí + Lọc: tách chất rắn lơ lửng ra khỏi chất lỏng hoặc khí

+ Cô cạn, kết tinh: tách chất tan rắn ra khỏi dung dịch + Cô cạn, kết tinh: tách chất tan rắn ra khỏi dung dịch

+ Chưng cất: tách chất lỏng dễ bay hơi ra khỏi dung dịch + Chưng cất: tách chất lỏng dễ bay hơi ra khỏi dung dịch

+ Chiết: tách các chất lỏng không tan từ hỗn hợp tách lớp + Chiết: tách các chất lỏng không tan từ hỗn hợp tách lớp

Câu 3: Dung dịch, huyền phù, nhũ tương là gì?

Trả lời:

- Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan  - Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

- Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...  - Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...

- Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...  - Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

Câu 4: Vì sao cần phải tách chất mà không đưa vào sử dụng luôn?

Trả lời:

Cần phải tách chất vì:

- Đảm bảo chất lượng: loại bỏ các tạp chất trong nguồn tài nguyên, đảm bảo chất lượng cao của nguyên liệu, cho phép kiểm tra, đánh giá và xác định đặc tính vật lý, hóa học của chất, đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. - Đảm bảo chất lượng: loại bỏ các tạp chất trong nguồn tài nguyên, đảm bảo chất lượng cao của nguyên liệu, cho phép kiểm tra, đánh giá và xác định đặc tính vật lý, hóa học của chất, đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên: giúp tách các thành phần cần thiết từ nguyên liệu, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí. - Sử dụng hiệu quả tài nguyên: giúp tách các thành phần cần thiết từ nguyên liệu, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí.

- An toàn và sức khỏe: giúp loại bỏ hoặc giảm các chất độc hại và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. - An toàn và sức khỏe: giúp loại bỏ hoặc giảm các chất độc hại và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

- Ứng dụng và sử dụng đa dạng: Quá trình tách chất tạo ra các thành phần riêng lẻ, mở ra cơ hội sử dụng, ứng dụng và kết hợp chúng vào các sản phẩm khác nhau, tạo ra các cơ hội đa dạng và sáng tạo cho việc sử dụng và tận dụng tối đa tiềm năng của nguyên liệu. - Ứng dụng và sử dụng đa dạng: Quá trình tách chất tạo ra các thành phần riêng lẻ, mở ra cơ hội sử dụng, ứng dụng và kết hợp chúng vào các sản phẩm khác nhau, tạo ra các cơ hội đa dạng và sáng tạo cho việc sử dụng và tận dụng tối đa tiềm năng của nguyên liệu.

Câu 5: Các chất có khả năng tan như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi thì có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan. Ví dụ: - Các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi thì có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan. Ví dụ:

- Đường tan nhiều trong nước; muối ăn, bột nở tan khá nhiều; còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước. - Đường tan nhiều trong nước; muối ăn, bột nở tan khá nhiều; còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.

- Rượu, giấm ăn là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng. - Rượu, giấm ăn là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng.

- Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là khí carbon dioxide đã hoà tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra. - Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là khí carbon dioxide đã hoà tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.

Câu 6: Dẫn nước bẩn qua hỗn hợp cát vàng và than củi, thu được nước sạch. Đây là ứng dụng của phương pháp nào?

Trả lời:

Đây là ứng dụng của phương pháp lọc.

Câu 7: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hòa tan của các chất như thế nào?

Trả lời:

- Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại. - Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.

- Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn. - Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

Ví dụ: Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.

Câu 8: Máy lọc nước gia đình hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Máy lọc nước gia đình chứa các lõi lọc. Trong lõi lọc lại chứa cột lọc, đây là “trái tim” của máy lọc nước. Một máy lọc nước có thể có nhiều cột lọc chứa khe màng lọc với kích thước khác nhau. Nước từ nguồn nước được bơm qua các lõi lọc, các hạt tạp chất sẽ được giữ lại và chỉ cho nước đi qua. Từ đó, ta thu được nước sạch.

Câu 9: Phân biệt nhũ tương, huyền phù với dung dịch?

Trả lời:

- Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất và có màu trong suốt  - Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất và có màu trong suốt

- Huyền phù: hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất và có màu - Huyền phù: hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất và có màu

- Nhũ tương: hỗn hợp lỏng - lỏng không đồng nhất - Nhũ tương: hỗn hợp lỏng - lỏng không đồng nhất

Câu 10: Nồi canh có nhiều mỡ. Em hãy trình bày cách làm tách bớt mỡ trong canh.

Trả lời:

Để nồi cạnh vào tủ lạnh một thời gian, lớp mỡ sẽ đông lại và nổi lên trên, hớt phần mỡ đó và bỏ đi.

Câu 11: Cho biết ở 20°C, 100 mL nước hoà tan được 204 g đường. Ở 100°C, 100 mL nước hoà tan được 487 g đường.Vậy với 250mL nước sẽ hòa tan được bao nhiêu g đường ở 20°C và 100°C.

Trả lời:

250mL nước sẽ hòa tan được số g đường ở 20°C là:

204 x (250 : 100) = 510 (g)

250mL nước sẽ hòa tan được số g đường ở 100°C là:

487 x (250 : 100) = 1217,5 (g)

Câu 12: Để hòa tan đường vào nước nhanh hơn, ta nên sử dụng nước nóng hay nước lạnh? Giải thích.

Trả lời:

Để hòa tan đường vào nước nhanh hơn, ta phải pha đường vào nước nóng. Vì các chắn rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, do khi nhiệt độ cao, các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn, dẫn đến số lần va chạm tăng nên chất rắn được hòa tan đều trong nước.

Câu 13: Các phương pháp tách chất dựa trên đặc tính điện tử, chẳng hạn như sử dụng điện di để tách chất được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

Các phương pháp tách chất dựa trên đặc tính điện tử sử dụng sự tương tác của các chất với điện trường để tách chúng ra khỏi hỗn hợp. Chẳng hạn, quá trình điện di có thể được sử dụng để tách các ion khỏi dung dịch hoặc để tạo ra các sản phẩm tinh khiết trong công nghiệp điện tử.

Câu 14: Làm thế nào để xác định thành phần của một hỗn hợp các chất không đồng nhất?

Trả lời:

Để xác định thành phần của một hỗn hợp không đồng nhất, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp hóa học và vật lý như cromatography (sắc ký), phân tích phổ hấp thụ, hoặc đo nhiệt độ nóng chảy để tách và xác định thành phần của từng phần riêng lẻ.

Câu 15: Việc kết hợp nhiều phương pháp tách chất khác nhau có thể cải thiện hiệu suất tách chất và tạo ra sản phẩm tinh khiết hơn như thế nào?

Trả lời:

Kết hợp nhiều phương pháp tách chất khác nhau có thể cải thiện hiệu suất tách chất bằng cách tận dụng sự tương hợp của các phương pháp. Chẳng hạn, có thể sử dụng sắc ký trước để tách các chất cơ bản và sau đó sử dụng quá trình tách chất dựa trên từ tính để tách các tạp chất còn lại, tạo ra sản phẩm tinh khiết hơn.

Câu 16: Làm thế nào để tạo ra một hỗn hợp từ các chất riêng lẻ có các tính chất khác nhau và giữ cho nó ổn định?

Trả lời:

Để tạo ra một hỗn hợp từ các chất riêng lẻ có tính chất khác nhau và giữ cho nó ổn định, chúng ta cần sử dụng các phương pháp kết hợp như khuấy trộn, nhiệt độ và áp suất kiểm soát, và sử dụng chất mang với tính chất tương thích với các chất cần kết hợp.

Câu 17: Làm thế nào việc tạo ra các loại hỗn hợp có thể cải thiện tính chất lý học và hóa học của các chất thành phần?

Trả lời:

Tạo ra các loại hỗn hợp có thể cải thiện tính chất lý học và hóa học của các chất thành phần bằng cách điều chỉnh tỷ lệ và sự tương tác giữa chúng. Chẳng hạn, việc tạo ra hỗn hợp có thể tăng độ cứng, độ dẻo hoặc độ bền của vật liệu, tùy thuộc vào mục tiêu mong muốn.

Câu 18: Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Theo em, ý nghĩa của dòng chữ này có hợp lí không? Tại sao?

Trả lời:

Ý nghĩa dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết” không hợp lí vì đã là nước khoáng thì trong thành phần sẽ có nước và các loại muối khoáng, đây là hỗn hợp chứ không phải chất tinh khiết.

Câu 19: Tại sao khi đun tước lấy từ máy lọc nước thì  trong ấm  bị đóng cặn hơn? Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm.

Trả lời:

Đun sôi nước lấy từ máy lọc sẽ xuất hiện ít cặn trong ấm hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các chất có trong nước tự nhiên.Nếu có cặn trong ấm, chúng ta có thể dùng giấm ăn hoặc nước chanh để ngâm ấm một thời gian, các chất cặn sẽ tan ra hết.

Câu 20: Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dựng.

a) Tại sao khi ở trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ thì ta cảm thấy không khi khô hơn?

b) Máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?

c) Để tách nước ra khỏi không khí, máy điều hoà nhiệt độ đã hoạt động theo nguyên tắc nào?

Trả lời:

a) Khi ở trong phòng có máy điều hoà, ta cảm thấy không khí khó hơn vì máy điều hoà đã loại bớt hơi nước trong không khí, ta giảm độ ẩm không khí nên cảm giác khô hơn bình thường.

b) Máy điều hoà giúp tách được nhiều tạp chất khác nhau ra khói thành phần không khí như bụi bắn, hơi nước. Ngoài ra, có loại máy điều hoà còn khử được một số loài vi sinh vật gây hại, ... Nhờ đó, máy điều hoà mang lại không khí trong lành hơn.

c) Để tách hơi nước ra khỏi không khí, máy điều hoà đã dùng hơi lạnh để ngưng tụ nước và xả nước ra ngoài theo ống sả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay