Bài tập file word Hóa học 6 kết nối Ôn tập chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Khoa học tự nhiên là gì?

Trả lời:

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, tìm ra quy luật chi phối chúng, những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.

Câu 2: Tại sao cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay,...) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

Trả lời:

Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay,...) khi làm thí nghiệm với hóa chất vì:

Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất,... dùng cho các thí nghiệm, các bài thực hành. Nếu không sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất, có thể sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt…. Ngoài ra, không sử dụng găng tay khi lấy hóa chất có thể làm hóa chất bị nhiễm phải các thành phần khác, không thể dùng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Câu 3: Nêu công dụng của kính lúp.

Trả lời:

Ngoài việc phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, kính lúp còn được sử dụng phổ biến dùng trong đời sống hàng ngày (để đọc sách, kiểm tra mẫu vải, nghiên cứu tem nhãn, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa mạch điện tử…).

Câu 4: Kể tên một số mẫu vật không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học? Giải thích.

Trả lời:

Mẫu vật không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: Các tế bào thực vật, động vật, vi khuẩn. Vì chúng rất nhỏ nên cần dùng kính hiển vi quang học để có thể phóng to ảnh của chúng lên 40 – 3000 lần mới có thể quan sát rõ chúng.

Câu 5: Nêu cách đo chiều dài.

Trả lời:

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

- Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. - Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

- Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật hướng vuông góc với cạnh thước ở đài - Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật hướng vuông góc với cạnh thước ở đài

- Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. - Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

- Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. - Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

- Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. - Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Câu 6: Ta nên sử dụng cân nào để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác nhất?

Trả lời:

Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác ta nên dùng cân điện tử vì nó hiển thị số đo và có độ chính xác cao.

Câu 7: Kể tên một số dụng cụ đo thời gian.

Trả lời:

Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau. đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây,...

Câu 8: Nêu vai trò của nhiệt kế.

Trả lời:

Công dụng chính của nhiệt kế chính là để đo nhiệt độ. Phục vụ cho nhiều mục đích từ hộ gia đình đến các ngành công nghiệp, y tế như: Theo dõi, kiểm soát nhiệt trong các động cơ tốt hơn. Đo lường nhiệt độ trong hệ thống điều hòa không khí, cung cấp cho người dùng nhiệt độ thích hợp. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu trong khi chưng cất.

Câu 9: Lấy ví dụ để so sánh các phương tiện mà con người sử dụng khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện tại.

Trả lời:

- Khi khoa học công nghệ chưa phát triển: sử dụng ngựa để trao đổi thông tin, giữ liên lạc; sử dụng bếp củi đun nấu; dùng trâu bò cày ruộng,... - Khi khoa học công nghệ chưa phát triển: sử dụng ngựa để trao đổi thông tin, giữ liên lạc; sử dụng bếp củi đun nấu; dùng trâu bò cày ruộng,...

- Hiện tại: sử dụng điện thoại để liên lạc; dùng bếp gas, bếp từ, bếp điện để đun nấu; dùng các loại máy móc như máy cày,máy gặt,... trong sản xuất nông nghiệp;... - Hiện tại: sử dụng điện thoại để liên lạc; dùng bếp gas, bếp từ, bếp điện để đun nấu; dùng các loại máy móc như máy cày,máy gặt,... trong sản xuất nông nghiệp;...

Câu 10: Nếu bất cẩn làm vỡ ống hóa chất khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải xử lý như thế nào?

Trả lời:

Nếu bất cẩn làm vỡ ống hóa chất khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải:

- Báo ngay với giáo viên. - Báo ngay với giáo viên.

- Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong. - Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong.

- Nếu hoá chất dính vào người, phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất và xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. - Nếu hoá chất dính vào người, phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất và xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

- Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch. Nếu nghiêm trọng hơn, cần gọi cấp cứu y tế. - Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch. Nếu nghiêm trọng hơn, cần gọi cấp cứu y tế.

Câu 11: Làm thế nào để chọn một chiếc kính lúp phù hợp?

Trả lời:

Để chọn một chiếc kính lúp phù hợp, nên xem xét các yếu tố như phóng đại, độ sáng, kích thước và hoàn thiện của kính lúp. Cần xem xét ứng dụng mà chúng ta dự định sử dụng nó để đảm bảo lựa chọn phù hợp.

Câu 12: trong những trường hợp sau, trường hợp nào cần sử dụng kính hiển vi quang học, trường hợp nào không cần?

1. Quan sát tế bào động vật

2. Quan sát trận đấu bóng rổ

3. Quan sát vi khuẩn

4. Quan sát xe cộ đi lại

Trả lời:

Trường hợp cần sử dụng kính hiển vi quang học: 1, 3

Trường hợp không cần sử dụng kính hiển vi quang học: 2, 4

Câu 13: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý:

+ Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần. + Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần.

+ Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó. + Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.

Câu 14: Cho 6 viên bi giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên bi còn lại bằng chì. Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt. Em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi bằng sắt với chiếc cân Roberval.

Trả lời:

- Lần 1: Chia đôi 6 viên bi, mỗi phần 3 viên bi. - Lần 1: Chia đôi 6 viên bi, mỗi phần 3 viên bi.

+ Đặt lên mỗi bên đĩa cân 3 viên bi. + Đặt lên mỗi bên đĩa cân 3 viên bi.

+ Cân lệch về bên nào thì bên đó chứa toàn viên bi chì, bên còn lại có chứa viên bi sắt. + Cân lệch về bên nào thì bên đó chứa toàn viên bi chì, bên còn lại có chứa viên bi sắt.

- Lần 2: Trong 3 viên bi có chứa bi sắt - Lần 2: Trong 3 viên bi có chứa bi sắt

+ Lấy 2 viên bất kì cho mỗi bên đĩa cân 1 viên. + Lấy 2 viên bất kì cho mỗi bên đĩa cân 1 viên.

+ Nếu cân thăng bằng thì viên bi không đưa lên cân là viên bi sắt. + Nếu cân thăng bằng thì viên bi không đưa lên cân là viên bi sắt.

+ Nếu cân lệch về một bên thì bên đó là viên bi chì, còn lại là viên bi sắt. + Nếu cân lệch về một bên thì bên đó là viên bi chì, còn lại là viên bi sắt.

Câu 15: Tại một nhà máy, công nhân A có thể làm ra 1720 sản phẩm mỗi ngày. Công nhân B có thể làm ra 420 sản phẩm mỗi 6 giờ. Các sản phẩm được đóng gói theo quy định 20 gói mỗi hộp. Vậy mỗi ngày công nhân A và B hoàn thành bao nhiêu hộp sản phẩm?

Trả lời:

Công nhân B mỗi giờ làm được số sản phẩm là: 420 : 6 = 70 (sản phẩm).

Mỗi ngày công nhân B mỗi giờ làm được số sản phẩm là:

70 x 24 = 1680 (sản phẩm)

Mỗi ngày công nhân A và B làm ra số sản phẩm là:

1720 + 1680 = 3400 (sản phẩm)

Mỗi ngày công nhân A và B hoàn thành số hộp sản phẩm là:

3400 : 20 = 170 (hộp sản phẩm)

Câu 16: Nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế điện tử.

Trả lời:

- Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế. - Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

- Bước 2: Bấm nút khởi động. - Bước 2: Bấm nút khởi động.

- Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi. - Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.

- Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. - Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

- Bước 5: Tắt nút khởi động. - Bước 5: Tắt nút khởi động.

Câu 17: Hiện nay ở nước ta đang đầu tư phát triển các lĩnh vực nào của khoa học công nghệ?

Trả lời:

Hiện nay nước ta đang tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực cụ thể như công nghệ sinh học, chuyển đổi số, logistics,...

Câu 18: Có thể sử dụng kính lúp để nhìn thấy vi khuẩn không?

Trả lời:

Kính lúp thông thường không đủ mạnh để nhìn thấy vi khuẩn, vì đường kính của chúng thường nhỏ hơn 1 micromet. Để quan sát vi khuẩn, cần sử dụng một loại kính phóng đại cấp cao hơn như kính hiển vi.

Câu 19: Kính lúp điện tử và hệ thống hình ảnh 3D đã cải thiện khả năng nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp như thế nào?

Trả lời:

- Kính lúp điện tử: - Kính lúp điện tử:

+ Độ phóng đại cao hơn: sử dụng cảm biến kỹ thuật số để tạo hình ảnh, cho phép phóng đại tới hàng trăm lần hoặc thậm chí hàng ngàn lần.  + Độ phóng đại cao hơn: sử dụng cảm biến kỹ thuật số để tạo hình ảnh, cho phép phóng đại tới hàng trăm lần hoặc thậm chí hàng ngàn lần.

+ Khả năng ghi hình: cho phép ghi lại hình ảnh và video, giúp quản lý dữ liệu. + Khả năng ghi hình: cho phép ghi lại hình ảnh và video, giúp quản lý dữ liệu.

+ Kết nối với máy tính: có thể kết nối với máy tính để hiển thị hình ảnh trên màn hình lớn và chia sẻ thông tin dễ dàng. + Kết nối với máy tính: có thể kết nối với máy tính để hiển thị hình ảnh trên màn hình lớn và chia sẻ thông tin dễ dàng.

- Hệ thống hình ảnh 3D: - Hệ thống hình ảnh 3D:

+ Tạo chiều sâu: tạo ra hình ảnh có chiều sâu, giúp nghiên cứu viên và công nhân công nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc và không gian của đối tượng. + Tạo chiều sâu: tạo ra hình ảnh có chiều sâu, giúp nghiên cứu viên và công nhân công nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc và không gian của đối tượng.

+ Chẩn đoán y tế: giúp chẩn đoán và phẫu thuật bằng cách hiển thị mô tế bào và cơ cấu cơ thể dưới góc độ chi tiết hơn. + Chẩn đoán y tế: giúp chẩn đoán và phẫu thuật bằng cách hiển thị mô tế bào và cơ cấu cơ thể dưới góc độ chi tiết hơn.

+ Mô phỏng và thiết kế sản phẩm: cho phép mô phỏng và thiết kế sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả hơn. + Mô phỏng và thiết kế sản phẩm: cho phép mô phỏng và thiết kế sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Câu 20: Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không?

Trả lời:

Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử không phải do lỗi của các nhà Vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử. Vì:

- Nhiệm vụ của các nhà Vật  - Nhiệm vụ của các nhà Vật lý là nghiên cứu, tìm hiểu về sự vận động của vũ trụ trong đó có vật chất, chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian; năng lượng và các lực. Cho nên, việc tìm hiểu và phát hiện ra năng lượng nguyên tử là một trong những nhiệm vụ của các nhà Vật lý.

- Việc sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống hay phá hủy cuộc sống là tùy thuộc vào mục đích, lựa chọn sử dụng của mỗi quốc gia. - Việc sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống hay phá hủy cuộc sống là tùy thuộc vào mục đích, lựa chọn sử dụng của mỗi quốc gia.

+ Sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống: Năng lượng nguyên tử là năng lượng xanh, không làm ô nhiễm không khí, tạo ra số lượng lớn năng lượng…. có thể sử dụng chuyển hóa thành năng lượng điện để phục vụ cho mọi hoạt động máy móc, sinh hoạt của con người. Đó là điều mong mỏi của các nhà Vật  + Sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống: Năng lượng nguyên tử là năng lượng xanh, không làm ô nhiễm không khí, tạo ra số lượng lớn năng lượng…. có thể sử dụng chuyển hóa thành năng lượng điện để phục vụ cho mọi hoạt động máy móc, sinh hoạt của con người. Đó là điều mong mỏi của các nhà Vật lý.

+ Sử dụng năng lượng nguyên tử gây ảnh hưởng tới cuộc sống là phát triển vũ khí hạt nhân gây ra sự tàn phá với quy mô lớn và với nhiều thế hệ tương lai. Đó là điều không mong muốn của các nhà Vật  + Sử dụng năng lượng nguyên tử gây ảnh hưởng tới cuộc sống là phát triển vũ khí hạt nhân gây ra sự tàn phá với quy mô lớn và với nhiều thế hệ tương lai. Đó là điều không mong muốn của các nhà Vật lý.

Như vậy, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử là do lỗi của những người đã sử dụng phát minh của các nhà vật lý vào mục đích chế tạo ra vũ khí nguyên tử và nhất là của những người đã sử dụng vũ khí này vào những mục đích phi nghĩa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay