Bài tập file word Hóa học 6 kết nối Bài 6: Đo khối lượng

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa họckết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6_Đo khối lượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

     CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                               

BÀI 6 - ĐO KHỐI LƯỢNG

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Khối lượng là gì? Ở nước ta sử dụng đơn vị đo khối lượng nào? Kể thêm một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.

Trả lời:

  • Khối lượng là số đo lượng chất của vật.
  • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.
  • Các đơn vị đo khối lượng khác:
  • 1 miligam (mg) = 0,001 g
  • 1 gam (g) 0,001 kg
  • 1 héctôgam (1 lạng) = 100 g
  • 1 tạ = 100 kg
  • 1 tấn (1 t) = 1 000 kg

Câu 2: Kể tên các dụng cụ đo khối lượng mà em biết.

Trả lời:

Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân như: cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử,....

Câu 3: Nêu cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ.

Trả lời:

  • Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
  • Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0. Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.
  • Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
  • Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

 

Câu 4: Nêu cách sử dụng cân điện tử.

Trả lời:

Tuỳ vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau.

  • Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp (nhấn nút “UNITS" – Chọn g, kg,... )
  • Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân (nhấn nút "TARE" để cân tự động khấu trừ khối lượng của vật chứa).
  • Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hoá chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai lệch kết quả đo).

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Kể tên thêm một số đơn vị đo khối lượng thường được sử dụng ở các nước khác.

Trả lời:

  • Pound (lb): Đơn vị phổ biến ở các nước sử dụng hệ thống đo Imperial, như Mỹ và Anh. Thường được sử dụng trong thực phẩm, thể thao v.v.
  • Ounce (oz): Đơn vị nhỏ hơn của pound. Thường được sử dụng trong đo lường thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng v.v.
  • Carat (ct): Đơn vị sử dụng trong việc đo lượng kim cương và các đá quý khác.
  • Newton (N): Đơn vị đo lường lực của khối lượng trong hệ thống đo SI. Thường được sử dụng trong ngành vật lý và kỹ thuật.
  • Litre (l): Trong một số trường hợp, litre cũng được sử dụng để đo khối lượng của chất lỏng, với một số giả định và công thức tính toán.

Câu 2: Dụng cụ đo khối lượng được sử dụng trog các trường hợp nào

Trả lời:

  • Cân đồng hồ: dùng để đo các vật có khối lượng nhỏ đến vừa.
  • Cân Rôbecvan: Dùng trong phòng thí nghiệm, dùng để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ.
  • Cân đòn: Dùng để cân các vật có khối lượng nhỏ đến vừa.
  • Cân điện tử: Cân điện tử có nhiều loại với GHĐ và ĐCNN khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…
  • Trạm cân điện tử: Dùng để đo khối lượng ô tô có tải trọng và không có tải trọng, khối lượng hàng hóa lớn như công-ten-nơ.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Ta nên sử dụng cân nào để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác nhất?

Trả lời:

Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác ta nên dùng cân điện tử vì nó hiển thị số đo và có độ chính xác cao.

Câu 2: Trên bao bì gói bim bim Oishi có ghi 42g. Số liệu đó là gì?

Trả lời:

Số liệu đó chỉ lượng bim bim có trong gói.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho 6 viên bi giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên bi còn lại bằng chì. Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt. Em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi bằng sắt với chiếc cân Roberval.

Trả lời:

  • Lần 1: Chia đôi 6 viên bi, mỗi phần 3 viên bi.
  • Đặt lên mỗi bên đĩa cân 3 viên bi.
  • Cân lệch về bên nào thì bên đó chứa toàn viên bi chì, bên còn lại có chứa viên bi sắt.
  • Lần 2: Trong 3 viên bi có chứa bi sắt
  • Lấy 2 viên bất kì cho mỗi bên đĩa cân 1 viên.
  • Nếu cân thăng bằng thì viên bi không đưa lên cân là viên bi sắt.
  • Nếu cân lệch về một bên thì bên đó là viên bi chì, còn lại là viên bi sắt.

Câu 2: Sứ thần nhà Thanh đố Trạng Lường (Lương Thế Vinh) cân voi bằng một chiếc cân. Em hãy nghĩ ra phương án để trợ giúp Trạng giải đố.

Trả lời:

  • Bước 1: Dắt voi lên thuyền, thuyền chìm xuống đến mức nhất định, đánh dấu mực nước
  • Bước 2: dắt voi lên bờ, thả các tảng đá nhỏ xuống thuyền cho đến khi thuyền chìm đến mực nước đã đánh dấu
  • Bước 3: Cân từng tảng đá, cộng lại ta được cân nặng của voi.

                       

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay