Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Hoá học 6 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: OXYGEN. KHÔNG KHÍ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quá trình nào sau đây cần oxygen?

  1. Quang hợp.        
  2. Hô hấp.               
  3. Hòa tan.            
  4. Nóng chảy.

Câu 2. Thành phần không khí gồm những gì?

  1. 21% Nitơ, 78% Oxygen, 1% khí khác.
  2. 100% Nitơ.
  3. 78% Nitơ, 21% Oxygen, 1% khí khác.
  4. 100% Oxygen.

Câu 3. Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

  1. Cacbodioxit. 
  2. Heli.
  3. Oxygen.
  4. Nitơ.

Câu 4.  Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  1. 21%
  2. 75%
  3. 25%

D.78%

Câu 5. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

  1. Carbon dioxide.             
  2. Oxygen.            
  3. Khí hiếm.         
  4. Nitrogen.

Câu 6.  Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -890C. Khi đó oxygen tồn tại ở thể gì?

  1. Khí.
  2. Lỏng.
  3. Rắn. 
  4. Cả ba trạng thái.

Câu 7.  Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?

  1. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
  2. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
  3. Sự quang hợp của cây xanh.
  4. Sự hô hấp của các loài động vật.

Câu 8. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

  1. Tham gia quá trình tạo mây.
  2. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
  3. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
  4. Hình thành sấm sét.

Câu 9. Ta có thể dùng phương pháp nào để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu?

  1. Dùng cồn.
  2. Quạt.
  3. Dùng nước.
  4. Phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt.

Câu 10. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?

  1. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào
  2. Dùng cát đổ trùm lên.
  3. Phun nước.
  4. Dùng khăn khô đắp vào.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

D

B

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

  1. Rắn.
  2. Lỏng. 
  3. Khí.
  4. Cả ba trạng thái.

Câu 2. Ở điều kiện thường, khí oxygen có màu gì?

  1. Xanh nhạt.
  2. Vàng nhạt.
  3. Hồng nhạt.
  4. Không màu.

Câu 3. Ở thể lỏng và thể rắn, oxygen có màu gì?

  1. Xanh nhạt.
  2. Vàng.
  3. Hồng nhạt.
  4. Không màu.

Câu 4. Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

  1. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
  2. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  3. Trồng cây xanh.
  4. Chặt cây xây cầu cao tốc.

Câu 5. Khí oxygen tồn tại ở đâu?

  1. Trong không khí.
  2. Trong nước.
  3. Trong đất.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 6. Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây:

  1. Nhiệt, oxygen và carbon dioxide.
  2. Nhiệt, oxygen và nitrogen.
  3. Chất đốt, nhiệt và nitrogen.
  4. Chất đốt, nhiệt và oxygen

Câu 7. Thợ lặn đeo bình có chứa gì khi lặn xuống biển?

  1. Khí nitrogen.
  2. Khí carbon dioxit.
  3. Khí oxygen.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Khí oxygen không tan trong nước.
  2. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
  3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
  4. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

Câu 9. Theo em, đâu là lĩnh vực tiêu thụ nhiều oxygen nhất?

  1. Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.
  2. Luyện thép.
  3. Công nghiệp hoá chất.
  4. Y khoa.

Câu 10. Theo em, đâu là lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất?

  1. Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.
  2. Luyện thép.
  3. Công nghiệp hoá chất.
  4. Y khoa.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

B

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

C

B

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Oxygen tồn tại ở mấy dạng chính?

Câu 2 ( 4 điểm). Các sự cố về xăng dầu có thể gây cháy, nếu xảy ra một đám cháy nhỏ do xăng dầu, ta nên làm gì? Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Oxygen tồn tại ở ba dạng chính: khí, lỏng, và rắn.

-       Dạng khí: Tồn tại ở điều kiện bình thường với công thức hóa học là O2. Chiếm tỷ lệ khoảng 21% trong không khí, không có màu, mùi và vị, tham gia vào quá trình hô hấp và cháy.

-       Dạng lỏng: Ở nhiệt độ -183°C, oxygen sẽ chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.

-       Dạng rắn: được gọi là oxy rắn hoặc ozon. Khi oxy lỏng được làm lạnh đến nhiệt độ -218.79°C, nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Oxygen rắn thường không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có thể được tạo ra thông qua các quá trình hóa học.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

 

 

 

Câu 2

( 4 điểm)

Ta nên phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt lên khu vực cháy. Việc phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt sẽ làm cách li chất cháy với oxygen, khi đó sẽ không còn đủ oxygen để duy trì sự cháy. Tránh dùng quạt, nước hay cồn do sẽ làm đám cháy lan rộng hoặc cháy mãnh liệt hơn.

4 điểm

 

 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Câu 2 ( 4 điểm). Nhiệt độ ở bắc Cực vào khoảng -40 độ C vào mùa đông, trong điều kiện đó, oxygen tồn tại ở dạng nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Để giữ bầu khí quyển trong lành, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân cần hành động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường sống. Các quốc gia nỗ lực cùng nhau thực hiện các giải pháp như:

-       Tìm nguồn năng lượng sạch.

-       Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.

-       Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất thải độc hại,....

-       Bảo vệ và trồng cây xanh.

Từng hành động nhỏ của mỗi con người trong cộng đồng cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

 

 

Câu 2

( 4 điểm)

Ở nhiệt độ -40 độ C, oxygen tồn tại ở dạng khí

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, có thể lựa chọn cách nào dưới đây:

  1. Dẫn từng chất khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, làm nến tắt là carbon dioxide.
  2. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
  3. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  4. Ngửi mùi của hai khí đó.

Câu 2. Khí oxygen trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

  1. Nước.
  2. Không khí.
  3. Carbon dioxide.
  4. Thuốc tím.

Câu 3. Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí dựa vào tính chất nào sau đây:

  1. Oxygen nặng hơn không khí.
  2. Oxygen tan trong nước.
  3. Oxygen không màu, không mùi, không vị.
  4. Oxygen dễ trộn lẫn trong không khí.

Câu 4. Một phòng học dài 12m, rộng 7m và cao 4m. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Biết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

  1. 336m3 và 68,2m3.
  2. 67,2m3 và 336m3.
  3. 336m3 và 67,2m3.
  4. 33,6m3 và 67,2m3.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trong các phương pháp sau, đâu là phương pháp bảo vệ môi trường không khí?

  1. Vứt rác đúng nơi quy định
  2. Phát động chiến dịch trồng cây, gây rừng
  3. Sử dụng nguồn năng lượng sạch
  4. Có quy định rõ ràng về việc xả khí thải ra ngoài môi trường.

Câu 2: Nêu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Phương pháp bảo vệ môi trường không khí: 2, 3, 4

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải,...

-       Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ấm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng,... Bụi, khói và các khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mưa acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây....

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu là chất giúp duy trì sự cháy?

  1. Nitrogen.
  2. Carbon dioxide.
  3. Oxygen.
  4. Carbon monoxide.

Câu 2. Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân do con người là :

  1. Rác thải.
  2. Cháy rừng.
  3. Hoạt động sản xuất từ các nhà máy.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Đâu là tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống?

  1. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người.
  2. Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan. 
  3. Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4. Một phòng học dài 12m, rộng 7m và cao 4m. Tính thể tích khí oxygen cần dùng cho 50 học sinh trong lớp hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút? Boeets rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen.

  1. 72l.
  2. 72m3.
  3. 3600m3.
  4. 3,6m3.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu tính chất vật lí của oxygen.

Câu 2. Không khí có vai trò gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

D

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

-       Oxygen hoá lỏng ở –183°C, hoá rắn ở –218°C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

-       Sự luân chuyển không khí giúp điều hoà khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, không khí còn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ, do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

-       Oxygen trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu.

-       Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

-       Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án hóa học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Đề kiểm tra hoá học 6 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ hoá học 6 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận khtn hoá học 6 kết nối tri thức

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay