Bài tập file word Hóa học 6 kết nối Ôn tập chương 1 (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(PHẦN 5 - 20 CÂU)

Câu 1: Phân biệt các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

Trả lời:

- Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. - Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

- Vật lý học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,... - Vật lý học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,...

- Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua. - Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua.

- Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..) - Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..)

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó. - Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

Câu 2: Nêu khái niệm của an toàn trong phòng thực hành.

Trả lời:

An toàn phòng thực hành là những tiêu chí được đặt ra để những người làm việc tại phòng thí nghiệm tuân thủ theo.

Câu 3: Kể tên một số kính lúp thông dụng hiện nay.

Trả lời:

- Kính lúp cầm tay. - Kính lúp cầm tay.

- Kính lúp kẹp bàn. - Kính lúp kẹp bàn.

- Kính lúp đội đầu. - Kính lúp đội đầu.

- Kính lúp soi đá quý . - Kính lúp soi đá quý .

- Kính lúp để bàn. - Kính lúp để bàn.

Câu 4: Nêu các bước sử dụng kính hiển vi quang học.

Trả lời:

- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát. - Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính. - Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản). - Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát. - Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét. - Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

Câu 5: Trước khi đo,chúng ta cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.

Câu 6: Kể tên các dụng cụ đo khối lượng mà em biết.

Trả lời:

Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân như: cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử,....

Câu 7: Trong thi đấu thể thao hoặc trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Vì sao?

Trả lời:

Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì đồng hồ bấm giây có thể đo được khoảng thời gian rất nhỏ (khoảng  s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian thực hiện các thí nghiệm, thời gian trong các sự kiện thể thao.

Câu 8: Để xác định mức độ nóng lạnh của vật, người ta sử dụng khái niệm nào?

Trả lời:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 9: Nêu vai trò của KHTN trong cuộc sống.

Trả lời:

KHTN có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học; trong hoạt động cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên; trong việc ứng dụng công nghệ nhằm mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế; trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cuộc sống của con người nói riêng và các sinh vật trên Trái Đất nói chung; trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 10: Chỉ ra nội dung cảnh báo ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.

Trả lời:

- Hình a: Cảnh báo về điện cao thế. - Hình a: Cảnh báo về điện cao thế.

- Hình b: Cảnh báo về chất ăn mòn. - Hình b: Cảnh báo về chất ăn mòn.

- Hình c: Cảnh báo về chất độc. - Hình c: Cảnh báo về chất độc.

- Hình d: Cảnh báo về chất độc sinh học. - Hình d: Cảnh báo về chất độc sinh học.

Câu 11: Số chỉ 3x, 5x,… ghi trên mỗi kính lúp có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Số chỉ đó là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.

Câu 12: Kính hiển vi quang học có thể quan sát các chi tiết tại mức siêu nhỏ như tế bào và vi khuẩn không?

Trả lời:

Có, kính hiển vi quang học cho phép quan sát các chi tiết siêu nhỏ như tế bào, vi khuẩn và cấu trúc tế bào.

Câu 13: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?

Trả lời:

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L):

1 m3 = 1000 L

1 mL = 1 cm3

Câu 14: Khối lượng là gì? Ở nước ta sử dụng đơn vị đo khối lượng nào? Kể thêm một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.

Trả lời:

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. - Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. - Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

- Các đơn vị đo khối lượng khác:  - Các đơn vị đo khối lượng khác:

+ 1 miligam (mg) = 0,001 g + 1 miligam (mg) = 0,001 g

+ 1 gam (g) 0,001 kg + 1 gam (g) 0,001 kg

+ 1 héctôgam (1 lạng) = 100 g + 1 héctôgam (1 lạng) = 100 g

+1 tạ = 100 kg +1 tạ = 100 kg

+ 1 tấn (1 t) = 1 000 kg + 1 tấn (1 t) = 1 000 kg

Câu 15: Mai đi từ nhà đến bến xe buýt hết 5 phút, sau đó đi xe buýt đến trường hết 15 phút. Hỏi bạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu giờ?

Trả lời:

Mai đi từ nhà đến trường hết thời gian là: 15 phút + 15 phút = 30 phút

Mà 1 giờ = 60 phút nên 30 phút = 30 : 60 = 0,5 giờ.

Câu 16: Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động, đúng hay sai?

Trả lời:

Sai vì nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 2-300oC mà lò luyện kim đang hoạt động có nhiệt độ rất lớn lên tới hàng nghìn độ C.

Câu 17: Làm thế nào để đo chiều dài với độ chính xác cao?

Trả lời:

Để đo chiều dài với độ chính xác cao, bạn có thể sử dụng các thiết bị đo lường chính xác và phương pháp đo cụ thể. Các phương pháp bao gồm:

- Sử dụng caliper: Caliper là một thiết bị đo chiều dài với độ chính xác cao, có thể đo chiều dài đối tượng với độ phân giải chính xác đến milimet. - Sử dụng caliper: Caliper là một thiết bị đo chiều dài với độ chính xác cao, có thể đo chiều dài đối tượng với độ phân giải chính xác đến milimet.

- Sử dụng máy đo laser: Máy đo laser sử dụng ánh sáng laser để đo chiều dài và có khả năng đo với độ chính xác cao, thường trong khoảng từ vài micromet đến milimet. - Sử dụng máy đo laser: Máy đo laser sử dụng ánh sáng laser để đo chiều dài và có khả năng đo với độ chính xác cao, thường trong khoảng từ vài micromet đến milimet.

- Sử dụng quang phổ học: Phương pháp này sử dụng sự tương tác của ánh sáng với vật liệu để đo chiều dài. Nó có thể đo chiều dài với độ chính xác rất cao, thậm chí ở mức nano. - Sử dụng quang phổ học: Phương pháp này sử dụng sự tương tác của ánh sáng với vật liệu để đo chiều dài. Nó có thể đo chiều dài với độ chính xác rất cao, thậm chí ở mức nano.

- Sử dụng máy quét 3D: Máy quét 3D sử dụng công nghệ quét laser hoặc quét ánh sáng cấu trúc để tạo ra mô hình ba chiều của đối tượng, cho phép đo chiều dài với độ chính xác cao. - Sử dụng máy quét 3D: Máy quét 3D sử dụng công nghệ quét laser hoặc quét ánh sáng cấu trúc để tạo ra mô hình ba chiều của đối tượng, cho phép đo chiều dài với độ chính xác cao.

- Sử dụng thiết bị đo tương tác nguyên tử (AFM): AFM sử dụng đầu quét để quét qua bề mặt đối tượng và tạo ra hình ảnh với độ phân giải cực cao, cho phép đo chiều dài ở mức nguyên tử. - Sử dụng thiết bị đo tương tác nguyên tử (AFM): AFM sử dụng đầu quét để quét qua bề mặt đối tượng và tạo ra hình ảnh với độ phân giải cực cao, cho phép đo chiều dài ở mức nguyên tử.

Câu 18: Vì sao người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?

Trả lời:

Vì nước giãn nở không đều. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra, nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.

Câu 19: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? Giải thích.

1. Nghiên cứu cách xử lý rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng

2. Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm

3. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực các nước Đông Nam Á

Trả lời:

- Nghiên cứu 1 là nghiên cứu khoa học vì đây là hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu cách xử lý rác hữu cơ, góp phần nâng cao đời sống con người - Nghiên cứu 1 là nghiên cứu khoa học vì đây là hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu cách xử lý rác hữu cơ, góp phần nâng cao đời sống con người

- Nghiên cứu 2 là nghiên cứu khoa học vì đây là hoạt động nghiên cứu để tìm ra phương thức xây dựng hệ thống quạt nước hoạt động phù hợp với sự phát triển của tôm, hỗ trợ tôm sinh trưởng tốt nhất, giúp tăng năng suất tôm - Nghiên cứu 2 là nghiên cứu khoa học vì đây là hoạt động nghiên cứu để tìm ra phương thức xây dựng hệ thống quạt nước hoạt động phù hợp với sự phát triển của tôm, hỗ trợ tôm sinh trưởng tốt nhất, giúp tăng năng suất tôm

- Nghiên cứu 3 không là nghiên cứu khoa học vì đây là hoạt động nghiên cứu về văn hóa, truyền thống của các quốc gia, không tạo ra tri thức mới và cũng không áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ. - Nghiên cứu 3 không là nghiên cứu khoa học vì đây là hoạt động nghiên cứu về văn hóa, truyền thống của các quốc gia, không tạo ra tri thức mới và cũng không áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ.

Câu 20: Nêu tên và trường hợp sử dụng của một số loại kính lúp dưới đây.

Trả lời:

a, Kính lúp cầm tay. Sử dụng trong học tập, giải trí, sửa chữa,... phù hợp với người có thị giác kém, cần phóng to các chi tiết.

b, Kính lúp công nghiệp để bàn. Đây là phương tiện được dùng rộng rãi trong các công ty chuyên về kỹ thuật, được hầu như mọi người dùng yêu thích về sự thuận tiện, chính xác và thuận tiện với những người có công việc cần phải vận động nhiều.

c, Kính lúp đeo mắt. Phù hợp cho rất nhiều công việc như sửa chữa kỹ thuật, đọc sách báo, soi mẫu vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay