Kênh giáo viên » Sinh học 7 » Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Sinh học 7 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 27:  TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT 

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

A. khí khổng.

B. lục lạp.

C. ti thể.

D. ribosome.

Câu 2: Quá trình hô hấp cây xanh nhận từ môi trường khí 

A. Cả Oxygen và Carbon dioxide

B. Không khí

C. Carbon dioxide

D. Oxygen

Câu 3: Ở người, quá trình trao đổi khí diễn ra ở cơ quan nào sau đây? 

A. Bề mặt da

B. Hệ thống ống khí

C. Phổi

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí,  Oxygen được dẫn vào phổi đến cơ quan nào sau đây?

A. Phế nang.

B. Khí quản

C. Khoang mũi. 

D. Phế quản.

Câu 5: Ở đa số các cây trên cạn, khí khổng thường phân bố ở đâu?

A. Lớp biểu bì mặt trên của lá

B. lớp biểu bì mặt dưới của lá.

C. chỉ có ở mặt trên của lá.

D. Chỉ có ở mặt dưới của lá

Câu 6: Khí khổng có đặc điểm gì sau đây?

A. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.

B. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá. 

C. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng đóng, các loại khí khuếch tán ra khỏi lá.

D. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng đóng, các loại khí khuếch tán ra khỏi lá.

Câu 7: Quá trình hô hấp cây xanh thải ra ngoài môi trường khí 

A. Không khí

B. Carbon dioxide

C. Cả Oxygen và Carbon dioxide

D. Oxygen

Câu 8: Ở động vật, trao đổi khí diễn ra trong quá trình nào sau đây

A. Quá trình hô hấp

B. Quá trình quang hợp

C. Quá trình chuyển hóa năng lượng

D. Quá trình trao đổi chất

Câu 9: Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong quá trình nào sau đây?

A. quá trình quang hợp

B. Quá trình hô hấp

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 10: Vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với cơ thể người là 

A. Giúp tăng giới hạn chịu đựng của con người.

B. Giúp cơ thể tránh bị ngộ độc khí oxygen.

C. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh hơn.

D. Giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen các hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.

Câu 11: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng

A. rộng và mỏng.

B. dài và hẹp

C. mỏng và hẹp.

D. dài và mỏng.

Câu 12: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế

A. khuếch tán.

B. vận chuyển chủ động.

C. vận chuyển thụ động.

D. Cả 2 phương án B,  C đều đúng.

Câu 13: Trao đổi khí ở phổi là quá trình

A. Trao đổi khi ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và trao đổi CO2, từ máu vào không khí ở phế nang.

B. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.

C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2, từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2, từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 14: Quá trình trao đổi khí diễn ra ở 

A. Cả động vật, thực vật và con người

B. Chỉ có ở con người

C. Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời

D. Động vật

Câu 15: Quá trình hô hấp động vật thải ra ngoài môi trường khí 

A. Oxygen

B. Carbon dioxide

C. Không khí

D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

Câu 16: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là

A. Lá.

B. Quà

C. Thân.

D. Rễ.

Câu 17: Trao đổi khí ở tế bào bao gồm các quá trình 

A. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào.

B. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của CO2 từ tế bào vào máu.

C. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

D. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của O2 của tế bào vào máu.

Câu 18: Trao đổi khí ở sinh vật là gì?

A. sự trao đổi các chất ở cơ thể với môi trường.

B. sự trao đổi các chất ở môi trường với cơ thể.

C. sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.

D. sự trao đổi các chất ở rắn giữa cơ thể và môi trường

Câu 19: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.

B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.

C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.

D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước

Câu 20: Khí khổng phân bố nhiều ở bộ phận nào của thực vật?

A. Quả chín

B. Lá cây

C. Thân cây

D. Rễ cây

Câu 21: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình yên ngựa.

B. Hình hạt đậu.

C. Hình lõm hai mặt.

D. Có nhiều hình dạng.

Câu 22: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

A. Biểu bì lá. 

B. Gân lá.

C. Tế bào thịt lá. 

D. Trong khoang chứa khí.

Câu 23: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi tối

B. Sáng sớm

C. Suốt cả ngày đêm

D. Buổi chiều

Câu 24: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi tối

B. Sáng sớm

C. Suốt cả ngày đêm

D. Buổi chiều

Câu 25: Quá trình quang hợp cây xanh nhận từ môi trường khí 

A. Không khí

B. Carbon dioxide

C. Cả Oxygen và Carbon dioxide

D. Oxygen

Câu 26: Quá trình quang hợp cây xanh thải ra môi trường khí 

A. Oxygen

B. Carbon dioxide

C. Không khí

D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

2. THÔNG HIỂU 

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của khí khổng đối với lá cây? 

A. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp

B. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

C. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng

D. Khí khổng giúp lá có màu xanh.

Câu 2: Điền vào chỗ trống “Theo cơ chế khuếch tán,  các phân tử khí di chuyển từ nơi có......tới nơi có.....”

A. nồng độ thấp/nồng độ cao

B. nồng độ cao/nồng độ thấp

C. nhiều ánh sáng/ ít ánh sáng

D. Nhiệt độ cao/ nhiệt độ thấp

Câu 3: Những đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì? 

A. Đường đi của khí trong cơ thể

B. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.

C. Cơ quan thực hiện trao đổi khí.

D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 4: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người 

A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.

B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.

D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm không có ở hô hấp hiếu khí?

A. hô hấp hiếu khí không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử

B. hô hấp hiếu khí sản phẩm tạo ra có ATP, CO2. H2O

C. hô hấp hiếu khí diễn ra trong môi trường không có O2

D. hô hấp hiếu khí diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn

Câu 6: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về khí khổng?

A. Khí khổng có chức năng chính là trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.

B. Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn.

C. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

D. Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp có vai trò đóng mở khe khí khổng.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây là sai khi nói về quá trình trao đối khí ở sinh vật?

A. Các loại cây khác nhau thì đều có mật độ khí khổng như nhau.

B. Khí khổng không đóng và mở hoàn toàn.

C. Các loại cây khác nhau thì có mật độ khí khổng khác nhau.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp diễn ra như thế nào?

A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong hô hấp diễn ra như thế nào? 

A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quá trình trao đổi khí ở sinh vật?

A, Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

B. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

C. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.

D. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ cơ quan mà quá trình trao đổi khí diễn ra ở người? 

A. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ tuần hoàn.

B. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ thần kinh.

C. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ hô hấp.

D. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ tiêu hóa.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.

B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.

C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.

D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?

A. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.

B. Oxygen là nguyên liệu quan trọng để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.

C. Càng lên cao không khí càng loãng,  hàm lượng oxygen trong không khí càng ít.

D. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau và độc lập vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.

3. VẬN DỤNG 

Câu 1: Quá trình trao đổi khí ở châu chấu được thực hiện qua

A. mang.

B. da.

C. hệ thống ống khí.

D. phổi.

Câu 2: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp bằng 

A. Mang

B. Phổi

C. Qua bề mặt cơ thể

D. Bằng hệ thống ống khí

Câu 3: Để có sức khoẻ tốt vào ban đêm người ta không nên để nhiều hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa,  vì

A. Do cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng

B. Do cây xanh quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide

C. Do cây xanh hô hấp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide

D. Do cơ chế thải độc của thực vật về đêm

---------------Còn tiếp---------------

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 150k/học kì - 200k/cả năm

=> Gửi phí xong sẽ nhận đủ tài liệu ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo trọn bộ

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay