Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Sinh học 7 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 26. THỰC HÀNH VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO Ở THỰC VẬT THÔNG QUA SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫu vật của bài thực hành
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiến hành thí nghiệm chứng minh về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các thí nghiệm, rút ra được kết luận về hiện tượng hô hấp ở thực vật.
- Năng lực về sinh học:
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện sản phẩm được tạo ra trong quá trình hô hấp.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm phát hiện hiện tượng hô hấp ở hạt nảy mầm.
- Phẩm chất:
- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh 500 mL, bông gòn, dây kim loại, nến, nhiệt kế có vạch chia độ, hộp nhựa/ thùng xốp, bình tam giác có nút và ống dẫn, cốc, bình đựng nước cất, ống nghiệm, ấm đun nước siêu tốc, Xoong, bếp đun.
- Hóa chất: Nước vôi trong, nước cất
- Video thí nghiệm 1:
- Video thí nghiệm 2:
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa, SBT
- Mẫu vật: 400g hạt (hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô, ...), mùn cưa hoặc xơ dừa.
- Thực hành bước 1 – 3 của thí nghiệm 1 và 2 (tại nhà)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
- Nội dung: Ôn lại các kiến thức về hô hấp tế bào ở thực vật
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại các kiến thức về hô hấp tế bào ở thực vật
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức về hô hấp tế bào ở thực vật
+ khái niệm về quá trình hô hấp tế bào ở thực vật,
+ Viết phương trình chữ hô hấp tế bào
+ Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:
+ Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
+ Phương trình của hô hấp tế bào:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
+ Cường độ của quá trình hô hấp tế bào bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ yếu như: nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học mới: Bài 26. Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào
- Mục tiêu: HS thực hiện và thiết kế được thí nghiệm minh chứng nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát, ghi nhận hiện tượng và kết luận về sự chuyển hóa năng lượng diễn ra trong quá trình hạt nảy mần
- Sản phẩm học tập: báo cáo thực hành thí nghiệm 1: Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào
- Tổ chức thực hiện :
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
- QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
- Quang hợp là quá trình diễn ra như thế nào?
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Nêu phương trình quang hợp
- Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được diễn ra như thế nào?
2. VAI TRÒ CỦA LÁ VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP
- Những bộ phận nào ở thực vật có khả năng quang hợp? Bộ phận nào là cơ quan quang hợp chủ yếu? Vì sao?
- Em hãy nêu đặc điểm của lá cây và quá trình thực hiện quang hợp của lá cây.
- Kết quả giải phẫu lá cây cho em biết những thông tin gì?
- Cách xếp lá trên thân và cành có tác dụng gì?
- Em hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.
- Ở một số cây có lá tiêu biểu thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào?
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp không?
- Việc cường độ ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng nhiều hoặc ít có thể ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp?
- Kể tên một số cây ưa sáng.
- Kể tên một số cây ưa bóng.
- Nước có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp?
- Khi nào quang hợp ở thực vật sẽ đạt hiệu quả cao?
- Khi thiếu nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp?
- Khí carbon dioxie ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
- Nêu quá trình tác động của khí carbon dioxie đến quá trình quang hợp.
- Quang hợp của cây diễn ra bình thường khi ở nhiệt độ môi trường là bao nhiêu?
- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp?
- Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà vẫn xanh tốt? Em hãy kể tên một số loại cây có thể trồng được trong nhà.
- Vì sao trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ phù hợp?
- Quang hợp ở thực vật có vai trò như thế nào đối với môi trường tự nhiên và đời sống con người cũng như các sinh vật khác?
- Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại những lợi ích gì?
- Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Sinh học 7 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 22: VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
- PHẦN TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (27 câu)
Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với
- sự chuyển hóa của sinh vật
- sự biến đổi các chất.
- sự trao đổi năng lượng.
- sự sống của sinh vật.
Câu 2: Trao đổi chất ở sinh vật bao gồm
- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào.
- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Quá trình chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào
- Quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào.
Câu 3: Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường và thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường được gọi là gì?
- Chuyển hóa năng lượng
- Trao đổi chất
- Phân giải chất hữu cơ
- Quang hợp
Câu 4: Tập hợp tất cả các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất, được gọi là gì?
- Trao đổi chất ở sinh vật
- Chuyển hóa năng lượng
- Quá trình trao đổi chất
- Quang hợp
Câu 5: Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với
- Quang hợp
- Phân giải chất hữu cơ
- chuyển hoá năng lượng
- Hấp thụ năng lượng
Câu 6: Quá trình trao đổi chất ở sinh vật bao gồm
- Phân giải protein trong tế bào.
- Bài tiết mồ hôi.
- Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Chuyển hoá cơ bản là?
- năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
- năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
- năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Câu 8: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?
- Nước tiểu
- Mồ hôi
- Khí ôxi
- Khí cacbonic
Câu 9: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào
- cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
- nước mô và mao mạch máu.
- máu và cơ quan bài tiết.
- tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.
Câu 10: Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?
- Hệ hô hấp
- Hệ tuần hoàn
- Hệ bài tiết
- Hệ tiêu hoá
Câu 11: Loại môi trường trong của cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là
- nước bọt.
- nước mô.
- máu.
- bạch huyết.
Câu 12: Vai trò của chuyển hoá cơ bản là gì?
- Chỉ có vai trò duy trì thân nhiệt.
- Duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi.
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lao động nặng.
- Tích lũy năng lượng cho các hoạt động cật lực.
Câu 13: Chuyển hoá năng lượng là sự..... năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ...... thành hoá năng, từ hoá năng thành nhiệt năng.
- sự biến đổi/ quang năng
- cơ bản/ năng lượng
- sự biến đổi/ cơ bản.
- sự biến đổi/ chất hữu cơ
Câu 14: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
- Giới tính, độ tuổi.
- Hình thức lao động
- Trạng thái sinh lí của cơ thể
- Cả 2 phương án trên.
Câu 15: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống nhờ có quá trình
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 16: Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ như
A. từ quang năng thành hoá năng.
B. từ hoá năng thành cơ năng.
C. thể chất và tinh thần.
D. Cả 2 đáp án A, B đều đúng.
Câu 17: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.
- năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
- tổng hợp/ phân giải.
- năng lượng/ phân giải.
- tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
Câu 18: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 19: Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biển đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải, quá trình đó gọi là gì?
- trao đổi chất
- sự biến đổi
- chất hữu cơ
- cơ bản.
Câu 20: Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì
- Sinh vật sẽ sinh trưởng
- Sinh vật sẽ phát triển
- sinh vật sẽ chết.
- Sinh vật sẽ vận động và sinh sản.
Câu 21: Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là
- điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở các loài sinh vật.
- điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sinh trưởng ở các loài sinh vật.
- Điều kiện cơ bản giúp duy trì sự phát triển và sinh sản ở các loài sinh vật.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể như
A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng.
C. Sinh nhiệt
D. Cả hai phương án A, B đều đúng.
Câu 23: Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
A. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân
B. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách
mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân.
C. Bổ sung các thảo dược giúp làm ẩm phủ tạng như trà gừng, trà sâm...
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 24: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp
chúng ta chống lạnh?
A. Rèn luyện thân thể
B. Uống nhiều nước
C. Ăn nhiều tinh bột
D. Giữ ẩm vùng cổ
Câu 25: Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Mắc phải một bệnh lý nào đó
B. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng như sôcôla, mỡ động vật, đồ
chiên xào...
C. Lười vận động
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 26: Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng
B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối
khoảng và vitamin
C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 27: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò
- cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
- xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể
- loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Tất cả các phương án trên.
2. THÔNG HIỂU (17 câu)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể ?
A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
D.Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
- Chuyển hoá các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
- Chuyển hoá các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
- Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào.
- Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
- Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ sinh sản.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
- Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về quá trình trao đổi chất của sinh vật?
- Các chất hữu cơ được cơ thể tổng hợp trong quá trình trao đổi chất cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào và cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản tạo ra các cơ thể con.
- Quá trình chuyển hoá năng lượng tạo ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, trong đó có hoạt động cảm ứng và vận động.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
- Tất cả các ý kiến trên.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan sinh dục
B. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan hô hấp
C. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan tiêu hóa
D. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan bài tiết
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Hệ tiêu hoá là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
B. Hệ hô hấp là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
C. Hệ bài tiết là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
D. Hệ sinh dục là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
Câu 7: Hãy so sánh tốc độ trao đổi chất ở ba trường hợp sau
(A) người đang chơi thể thao, (B) người đang ngủ, (C) người đang đi bộ.
- Tốc độ trao đổi chất từ nhanh đến chậm (A) - (B) - (C).
- Tốc độ trao đổi chất từ nhanh đến chậm (A) - (C) - (B).
- Tốc độ trao đổi chất từ nhanh đến chậm (B) - (C) - (A).
- Tốc độ trao đổi chất từ nhanh đến chậm (B) - (A) - (C).
Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về các loại dịch cơ thể?
A. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là nước mô
B. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là dịch bạch huyết
C. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là máu
D. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là nước bọt.
Câu 9: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?
A. Uống nước giải khát có ga
B. Tắm nắng
C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
D. Trồng nhiều cây xanh
Câu 10: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây?
A. Bổ sung nước điện giải
B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
C. Mặc ấm để che chắn gió
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 11: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả
tươi?
- Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
- Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.
- Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.
- Phương án A, C đúng.
Câu 12: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng giảm nhiệt độ của cơ thể?
- Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở hạch thần kinh.
- Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở não bộ.
- Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở dây thần kinh.
- Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở tủy sống.
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về năng lượng được giải phóng?
A. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành quang năng
B. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành cơ năng
C. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành nhiệt năng
D. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành hoá năng
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Sinh học 7 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài | MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | Tổng số ý/ câu | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | ||
Chủ đề 6. Từ | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | |||
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. |
1 |
7 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
12 |
7 | ||
Tổng số ý/câu | 1 | 8 | 1 | 5 | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | 16 |
100 % |
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,25 | 2 | 0,5 | 0,5 | 0,25 | 6 | 4 | |
Tổng số điểm | 4 | 2,75 | 2, 5 | 0,75 | 10 |
Đề thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề số 3 (Đề song song)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …… (Theo chương trình dạy song song) Đề số 2 | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bán trắc nghiệm |
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau và xảy ra hiện tượng như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và tên từ cực của hai đầu A, B của thanh nam châm
A. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
B. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
C. Chúng hút nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
D. Chúng hút nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
Câu 3: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không dùng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu?
A. Điện thoại.
B. Công tắc điện (loại thông thường).
C. Chuông điện.
D. Vô tuyến truyền hình.
Câu 4: La bàn có cấu tạo gồm
A. Kim nam châm quay tự do trên trục.
B. Mặt chia độ được chia thành 3600 có ghi bốn hướng.
C. Vỏ kim loại kèm mặt kính.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 5: Quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm trải qua các giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Giai đoạn trứng → Giai đoạn sâu → Giai đoạn kén → Giai đoạn bướm trưởng thành.
B. Giai đoạn kén → Giai đoạn sâu → Giai đoạn trứng → Giai đoạn bướm trưởng thành.
C. Giai đoạn sâu → Giai đoạn kén → Giai đoạn trứng → Giai đoạn bướm trưởng thành.
D. Giai đoạn ấu trùng → Giai đoạn sâu→ Giai đoạn trứng → Giai đoạn bướm trưởng thành.
Câu 6: Mô phân sinh đỉnh có ở các bộ phận nào dưới đây?
A. Đỉnh rễ, chồi nách, chồi đỉnh.
B. Đỉnh rễ, hoa, lá.
C. Thân, hoa, lá.
D. Chồi đỉnh, lá, quả.
Câu 7: Trong vòng đời của ếch, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành thường xảy ra?
A. một lần lột xác.
B. nhiều lần lột xác.
C. một sự biến đổi về hình thái.
D. nhiều sự biến đổi về hình thái.
Câu 8: Ví dụ nào dưới đây thể hiện sự sinh trưởng ở sinh vật?
A. Trứng gà nở thành gà con.
B. Lợn con tăng từ 3 kg lên 5 kg.
C. Hạt giống đậu xanh nảy mầm.
D. Cây bưởi ra hoa và kết quả.
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
A. Cơ sở của sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô dẫn.
B. Sự mọc thêm lá mới, mọc thêm rễ mới là những biểu hiện của sự sinh trưởng ở cơ thể thực vật.
C. Sự ra hoa, tạo quả và hình thành hạt là những biểu hiện của sự phát triển ở cơ thể thực vật.
D. Mô dẫn là nhóm tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.
Câu 10: Các nhân tố bên ngoài thường xuyên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật bao gồm
A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. Ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
C. Nước, nhiệt độ, vật chất di truyền từ bố mẹ.
D. Nhiệt độ, ánh sáng, hormone, vật chất di truyền từ bố mẹ.
Câu 11: Chế độ dinh dưỡng không đủ chất sẽ?
A. Giúp trẻ đạt đến sự phát triển toàn diện, cân đối, khỏe mạnh.
B. Khiến trẻ chậm phát triển, còi xương, nhẹ cân, chiều cao thấp.
C. Dẫn đến nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường, huyết áp...
D. Không làm ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của trẻ.
Câu 12: Mô hình xen canh giúp
A. Điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
B. Bảo vệ cây trồng khỏi các sinh vật gây hại và các điều kiện môi trường bất lợi.
C. Ủ ấm cho cây, nhằm tập trung nguồn năng lượng để cây sinh trưởng và phát triển.
D. Tận dụng tối đa nguồn sống, nhằm nâng cao năng suất cây trồng trên một diện tích.
Câu 13: Người khi bị thiếu nước có biểu hiện là
A. Môi khô nứt nẻ, mệt mỏi, sốt, chóng mặt.
B. Mệt mỏi, sốt, phát ban đỏ.
C. Đau bụng, nôn, phát ban đỏ, chóng mặt.
D. Ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi.
Câu 14: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. Bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. Tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. Tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. Tăng khả năng thích nghi của con non với môi trường sống bất lợi.
Câu 15: Để kích thích củ khoai tây mọc mầm sớm, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp phơi sáng.
B. Phương pháp gieo trồng đúng thời vụ.
C. Phương pháp tiêm hormone kích thích mọc mầm sớm.
D. Phương pháp gây đột biến kích thích mọc mầm sớm.
Câu 16: Trong các biện pháp diệt muỗi, người ta thường khuyến cáo nên khơi thông cống rãnh, tránh hiện tượng nước ứ đọng. Biện pháp trên nhằm mục đích là?
A. Hạn chế sự phát tán độc tố được sinh ra từ muỗi trưởng thành.
B. Làm cho muỗi trưởng thành không môi trường để sinh trưởng và phát triển.
C. Làm cho ấu trùng muỗi không có môi trường để sinh trưởng và phát triển.
D. Hạn chế sự phát tán độc tố được sinh ra từ ấu trùng muỗi.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy quan sát sơ đồ nguyên lí của loa điện và giải thích nguyên tắc hoạt động của loa điện?
Câu 2 (2 điểm): Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là gì? Kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa.
Câu 3:
a) (1,5 điểm) Một số động vật như chó, mèo hay hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường nằm dài sưởi nắng. Việc đó có lợi cho sự phát triển của chúng như thế nào?
b) (0,5 điểm) Hãy giải thích cụm từ “Tốt quá cũng dở” đối với việc tưới nước và bón phân.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. C | 2. A | 3. B | 4. D | 5. A | 6. A | 7. D | 8. B |
9. C | 10. A | 11. B | 12. D | 13. A | 14. C | 15. C | 16. C |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Khi đưa dòng điện thay đổi vào cuộn dây thì từ trường của cuộn dây thay đổi nên tương tác giữa cuộn dây và nam châm cũng thay đổi theo làm cho màng loa dao động, từ đó phát ra âm thanh.
Câu 2: (2 điểm)
- Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật gồm các giai đoạn: Hạt nảy mầm, cây mầm, cây non, cây trưởng thành, cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt.
Câu 3: (2 điểm)
a) Việc sưởi nắng vào ban ngày giúp chó, mèo tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng cường sản sinh ra vitamin D giúp phát triển xương. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp các động vật này thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.
b) Tưới nước quá mức sẽ khiến cây bị úng; bón nhiều phân gây lãng phí, ô nhiễm và có thể gây ngộ độc cho cây.
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 7 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 7 chân trời sáng tạo, soạn Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS