Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 1: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 cánh diều.

BÀI 1: KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Khoa học là gì? Khoa học được chia thành mấy nhóm?

Trả lời:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khoa học thường được chia ra thành 2 nhóm:

- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. - Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên.

- Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người. - Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người.

Câu 2: Kĩ thuật là gì? Kể tên các lĩnh vực kĩ thuật?

Trả lời:

Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế đạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực khác nhau như là kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật hóa học,…

Câu 3: Công nghệ là gì? Công nghệ có thể phân loại như thế nào?

Trả lời:

Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học và mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.

Công nghệ có thể được phân loại theo lĩnh vực khoa học (công nghệ hóa học, công nghệ sinh học,…); theo lĩnh vực kĩ thuật (công nghệ cơ khí, công nghệ xây dựng, công nghệ điện,…)

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Trả lời:

Khoa học, kĩ thuật, công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện như sau:

- Khoa học là cơ sở của kĩ thuật, kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học. - Khoa học là cơ sở của kĩ thuật, kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học.

- Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới dựa trên những công nghệ hiện có, ngoài ra kĩ thuật còn giải quyết các vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học. - Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới dựa trên những công nghệ hiện có, ngoài ra kĩ thuật còn giải quyết các vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học.

- Công nghệ thúc đẩy khoa học, khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ. - Công nghệ thúc đẩy khoa học, khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ.

Câu 2: Công nghệ ảnh hưởng đến tự nhiên như thế nào?

Trả lời:

Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên như thay đổi môi trường, khí hậu,… Ngược lại, tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch, an toàn. Để bảo vệ tự nhiên đòi hỏi phải phát triển các công nghệ sạch, an toàn.

Câu 3: Công nghệ ảnh hưởng đến con người và xã hội như thế nào?

Trả lời:

Công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển.

Câu 4: Công nghệ có ảnh hưởng xấu tới con người và xã hội không? Nếu có hãy kể tên.

Trả lời:

Công nghệ cũng có mặt hại đối với con người và xã hội. Sự đa năng của công nghệ trong nhiều lĩnh vực nên đã đẩy nhiều người phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Công nghệ tác động mạnh đến lối sống và suy nghĩ của con người nhưng cũng làm cho con người sống phụ thuộc nhiều vào công nghệ, mất đi sự sáng tạo.

III, VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Lấy các ví dụ cụ thể về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống?

Trả lời:

- Ví dụ về tác động tích cực: mọi người có thể mua sắm online tiện lợi mà không cần phải mất công đến tận cửa hàng, xe công nghệ giúp người dân dễ dàng di chuyển mà không cần xe riêng, camera lắp đặt tại các khu phố giúp theo dõi an ninh, đảm bảo an toàn trật tự... - Ví dụ về tác động tích cực: mọi người có thể mua sắm online tiện lợi mà không cần phải mất công đến tận cửa hàng, xe công nghệ giúp người dân dễ dàng di chuyển mà không cần xe riêng, camera lắp đặt tại các khu phố giúp theo dõi an ninh, đảm bảo an toàn trật tự...

- Ví dụ về tác động tiêu cực: mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào điện thoại, quan tâm đến thế giới "ảo" hơn là các mỗi quan hệ thực;... - Ví dụ về tác động tiêu cực: mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào điện thoại, quan tâm đến thế giới "ảo" hơn là các mỗi quan hệ thực;...

 

Câu 2: Hãy mô tả một số công nghệ, sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình em; đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình.

Trả lời:

- Một số công nghệ sử dụng trong gia đình em: điện thoại di động, camera. - Một số công nghệ sử dụng trong gia đình em: điện thoại di động, camera.

- Đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình: - Đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình:

+ Điện thoại di động: giúp liên lạc, mua sắm online, tra cứu thông tin,… + Điện thoại di động: giúp liên lạc, mua sắm online, tra cứu thông tin,…

+ Camera: theo dõi an ninh. + Camera: theo dõi an ninh.

Câu 3: Quan sát 2 tình hưởng ở hình sau và cho biết:

- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì? - Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?

- Vấn đề đã được giải quyết bằng kĩ thuật nào? - Vấn đề đã được giải quyết bằng kĩ thuật nào?

- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vần đề? - Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vần đề?

Trả lời:

1, Tình huống 1: 

- Vấn đề cần giải quyết: Kéo vật nặng. - Vấn đề cần giải quyết: Kéo vật nặng.

- Vấn đề được giải quyết bằng kĩ thuật dùng ròng rọc cố định. - Vấn đề được giải quyết bằng kĩ thuật dùng ròng rọc cố định.

- Cơ sở khoa học: Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Cơ sở khoa học: Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.

2, Tình huống 2: 

- Vấn đề cần giải quyết: Di chuyển vật nặng. - Vấn đề cần giải quyết: Di chuyển vật nặng.

- Vấn đề được giải quyết bằng kĩ thuật dùng một thanh cứng để làm đòn bẩy. - Vấn đề được giải quyết bằng kĩ thuật dùng một thanh cứng để làm đòn bẩy.

- Cơ sở khoa học: Vật rắn được sử dụng làm điểm tựa để giảm bớt sự độ lớn của lực khi nâng hoặc di chuyển vị trí của vật nặng. - Cơ sở khoa học: Vật rắn được sử dụng làm điểm tựa để giảm bớt sự độ lớn của lực khi nâng hoặc di chuyển vị trí của vật nặng.

Câu 4: Hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc lĩnh vực công nghệ nào? Kể tên một số lĩnh vực công nghệ khác mà em biết.

Trả lời:

a) Lĩnh vực công nghệ kĩ thuật.

b) Lĩnh vực công nghệ khoa học.

Một số lĩnh vực công nghệ khác: Lĩnh vực công nghệ số, Lĩnh vực vật lí, Lĩnh vực năng lượng và môi trường,…

Câu 5: Nêu một số ví dụ tiêu cực của công nghệ tới môi trường ở địa phương em và đề xuất biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đó.

Trả lời:

* Tác động tiêu cực và giải pháp:

- Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt nhiều dẫn đến đất khô cằn, ô nhiễm môi trường nước. - Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt nhiều dẫn đến đất khô cằn, ô nhiễm môi trường nước.

=> Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, cải tạo đất trồng.

- Khai thác khoáng sản cạn kiệt, ô nhiễm môi trường  - Khai thác khoáng sản cạn kiệt, ô nhiễm môi trường 

=> Quy hoạch lại quy trình khai thác, các khâu trong vận chuyển đảm bảo không bị rơi vãi.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu những công nghệ có sự phát triển đột phá và làm nền tảng cho công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Trả lời:

Những công nghệ mang tính đột phá là: Công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D,…

Câu 2: Em hãy kể tên một số phát minh về khoa học tự nhiên và các nhà phát minh của những phát minh đó.

Trả lời:

- Nhà phát minh Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711 – 1765): định luật bảo toàn vật chất và chuyển động, thuyết nhiệt động học phân tử,… - Nhà phát minh Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711 – 1765): định luật bảo toàn vật chất và chuyển động, thuyết nhiệt động học phân tử,…

- Nhà phát minh Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834 – 1907): định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học,… - Nhà phát minh Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834 – 1907): định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học,…

- Nhà phát minh Albert Einstein (1879 – 1955): thuyết tương đối, thuyết lượng tử,… - Nhà phát minh Albert Einstein (1879 – 1955): thuyết tương đối, thuyết lượng tử,…

 

Câu 3: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ngày càng mạnh mẽ rõ rệt nhưng cũng đem lại nhiều rủi ro, em hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo.

Trả lời:

* Ưu điểm của trí tuệ nhân tạo:

- Tăng cường Năng Suất: AI có thể thực hiện công việc nhanh chóng, tự động và hiệu quả, tăng cường năng suất trong nhiều lĩnh vực. - Tăng cường Năng Suất: AI có thể thực hiện công việc nhanh chóng, tự động và hiệu quả, tăng cường năng suất trong nhiều lĩnh vực.

- Giải Quyết Vấn Đề Khó Khăn: Trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn. - Giải Quyết Vấn Đề Khó Khăn: Trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn.

- Tăng Cường Y tế: AI có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh, dự đoán kết quả điều trị và tìm kiếm phương pháp điều trị mới, tăng cường khả năng chăm sóc sức khỏe. - Tăng Cường Y tế: AI có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh, dự đoán kết quả điều trị và tìm kiếm phương pháp điều trị mới, tăng cường khả năng chăm sóc sức khỏe.

- Tăng Cường An Ninh: AI có thể được sử dụng để giám sát và bảo vệ hệ thống an ninh, giúp ngăn chặn hoạt động tội phạm và khủng bố. - Tăng Cường An Ninh: AI có thể được sử dụng để giám sát và bảo vệ hệ thống an ninh, giúp ngăn chặn hoạt động tội phạm và khủng bố.

* Nhược điểm của trí tuệ nhân tạo:

- Mất Việc Làm: Sự tự động hóa qua AI có thể dẫn đến mất việc làm đối với những công việc mà AI có thể thực hiện hiệu quả hơn con người. - Mất Việc Làm: Sự tự động hóa qua AI có thể dẫn đến mất việc làm đối với những công việc mà AI có thể thực hiện hiệu quả hơn con người.

- Quyền Riêng Tư: Sự thu thập và phân tích lớn về dữ liệu cá nhân để hỗ trợ AI đôi khi gặp phải vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. - Quyền Riêng Tư: Sự thu thập và phân tích lớn về dữ liệu cá nhân để hỗ trợ AI đôi khi gặp phải vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.

- Bảo mật Thông Tin: Có nguy cơ rủi ro về an ninh thông tin khi AI được sử dụng, đặc biệt là trong việc xử lý dữ liệu nhạy cảm. - Bảo mật Thông Tin: Có nguy cơ rủi ro về an ninh thông tin khi AI được sử dụng, đặc biệt là trong việc xử lý dữ liệu nhạy cảm.

- Rủi Ro Đạo Đức: Có thể xuất hiện vấn đề về đạo đức khi AI thực hiện các quyết định có ảnh hưởng lớn đến con người mà không có sự kiểm soát hoặc giám sát đầy đủ. - Rủi Ro Đạo Đức: Có thể xuất hiện vấn đề về đạo đức khi AI thực hiện các quyết định có ảnh hưởng lớn đến con người mà không có sự kiểm soát hoặc giám sát đầy đủ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ thiết kế 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay