Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 13: Biểu diễn ren

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13. Biểu diễn ren. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 cánh diều.

BÀI 13: BIỂU DIỄN REN (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Ren được dùng để làm gì?

Trả lời:

Mối ghép bằng ren được sử dụng cho việc lắp ghép hoặc tháo rời chi tiết nhiều lần. Ren dùng để kẹp chặt (bulong, đai ốc, vít,…) hoặc dùng để truyền chuyển động (trục vít, vítme).

 

Câu 2: Có mấy loại ren? Nêu khái quát mỗi loại.

Trả lời:
Có 2 loại ren đó là:

- Ren ngoài (ren trục) là ren được hình thành ở mặt ngoài của hình trụ. - Ren ngoài (ren trục) là ren được hình thành ở mặt ngoài của hình trụ.

- Ren trong (ren lỗ) là ren được hình thành ở mặt trong của hình trụ. - Ren trong (ren lỗ) là ren được hình thành ở mặt trong của hình trụ.

 

Câu 3: Đường ren được quy ước như thế nào trong các bản vẽ kĩ thuật?

Trả lời:

Trong các bản vẽ kĩ thuật, ren được biểu diễn theo quy ước: s

-Ren thấy: đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh. -Ren thấy: đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.

- Ren khuất: đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt mảnh. - Ren khuất: đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt mảnh.

- Kí hiệu quy ước ren gồm: dạng ren, đường kính d, bước ren và hướng xoắn. - Kí hiệu quy ước ren gồm: dạng ren, đường kính d, bước ren và hướng xoắn.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một số yếu tố của ren.

Trả lời:
Một số yếu tố của ren gồm:

- Dạng ren là hình phẳng tạo thành ren như hình tam giác, hình thang,...  - Dạng ren là hình phẳng tạo thành ren như hình tam giác, hình thang,...

- Đường kính lớn nhất của ren, kí hiệu là d, là đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong.  - Đường kính lớn nhất của ren, kí hiệu là d, là đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong.

- Đường kính nhỏ nhất của ren, ký hiệu d1, là đường kính chân của ren ngoài, đường kính đỉnh của ren trong. - Đường kính nhỏ nhất của ren, ký hiệu d1, là đường kính chân của ren ngoài, đường kính đỉnh của ren trong.

- Bước ren, ký hiệu là p, là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau. - Bước ren, ký hiệu là p, là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.

 

Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ren.

Trả lời:

Vai trò của ren:

+ Nối các chi tiết máy với nhau. + Nối các chi tiết máy với nhau.

+ Truyền chuyển động. + Truyền chuyển động.

Câu 3: Các hình dạng ren được kí hiệu như thế nào? Tác dụng của từng loại là gì?

Trả lời:

Các hình dạng của ren:

+ Dạng ren hệ mét – Kí hiệu là M, dùng trong các mối ghép thông thường. + Dạng ren hệ mét – Kí hiệu là M, dùng trong các mối ghép thông thường.

+ Dạng ren ống trụ - Kí hiệu là G, dùng trong các mối ghép ống. + Dạng ren ống trụ - Kí hiệu là G, dùng trong các mối ghép ống.

+ Dạng ren hình thang – Kí hiệu là Tr, dùng để truyền chuyển động. + Dạng ren hình thang – Kí hiệu là Tr, dùng để truyền chuyển động.

Câu 4: Cách ghi chỉ dẫn và kích ren như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

Cách ghi chỉ dẫn và kích thước ren: Đầu tiên ghi hình dạng của ren, sau đó khi kích thước d của ren, bước ren p, hướng xoắn đối với ren trái. Nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi LH, ren xoắn phải không ghi hướng xoắn.

Ví dụ: Tr 20 x 2 LH

Trong đó:

Tr: kí hiệu ren thang

20: đường kính d của ren (mm)

2: bước ren p (mm)

LH: ren xoắn trái.

Câu 5: Ren trục và ren lỗ lặp được với nhau khi nào?

Trả lời:

Ren trục và ren lỗ lặp được với nhau khi các yếu tố: dạng ren, đường kính ren, bước ren, hướng xắn phải như nhau.

III, VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một số đồ vật có ren.

Trả lời:

Một số đồ vật có ren là: Bóng đèn xoáy, ốc, bu-lông, chai nước,…

 

Câu 2: Quan sát hình sau cho biết vai trò của ren trong từng trường hợp.

Trả lời:

a) Cái kích: giúp nâng các vật có trọng lượng lớn

b) Ê tô: dùng để kẹp và giữ chặt các chi tiết như ống thép, thanh thép (hoặc các chất liệu khác như sắt, gỗ...), phôi định hình… trong quá trình gia công, sửa chữa, lắp ráp.

c) Bu lông, đai ốc: giúp cố định các vật.

Câu 3: Quan sát hình a và hình b sau và cho biết:

Hình a:

Hình b:

1) Đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét gì?

2) Vòng trong ¾ thể hiện đường chân ren hay đường đỉnh ren? Phần hở cung tròn thường ở phía nào? Đường gạch mặt cắt vẽ chạm đến đường đỉnh ren hay đường chân ren?

Trả lời:

1) Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.

2) Vòng tròn 3/4 thể hiện đường chân ren. Phần hở cung tròn thường nằm ở phía bên phải. Đường gạch mặt cắt vẽ chạm đến đường đỉnh ren.

Câu 4: Quan sát hình sau và chỉ ra hình vẽ đúng cho ren trục.

Trả lời:

Hình vẽ đúng là: b và d.

Câu 5: Hãy tìm hiểu những chi tiết có ren trong ngôi nhà của em và cho biết đó là loại ren gì, công dụng của nó?

Trả lời:

Ren ở nắp chai nước giúp chai nước được đóng chặt, không để đổ nước ra ngoài, ren ở ốc vít giúp lắp ráp các linh kiện điện tử được chặt chẽ...

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Một vật thể hình trụ tròn xoay có đường kính 30 mm, chiều dài 50 mm. Vật thể có ren ngoài và là ren hệ mét, đường kính đỉnh bằng 30 (mm), đường kính chân ren bằng 25 (mm), chiều dài phần ren 40 (mm). Hãy biểu diễn vật thể đó.

Trả lời:

 

Câu 2: Một vật thể hình ống trụ tròn xoay có đường kính ngoài bằng 40 (mm), đường kính trong bằng 25 (mm), chiều dài 60 (mm). Vật thể có ren trong là ren hệ mét đường kính chân ren bằng 30 (mm), đường kính đỉnh ren bằng 25 (mm), chiều dài phần ren 35 (mm). Hãy biểu diễn vật thể đó.

Trả lời:

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ thiết kế 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay