Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối tri thức bài 1: Biết ơn người lao động

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Biết ơn người lao động . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 kết nối tri thức.

BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nhận biết

Câu 1: Nhìn vào các bức tranh và cho biết những người lao động làm nghề gì?

Trả lời:

- Nghề nghiệp của những người lao động trong tranh:

+ Tranh 1: Nhạc công (nghệ sĩ)

+ Tranh 2: Bộ đội

+ Tranh 3: Nông dân

+ Tranh 4: Bác sĩ

Câu 2: Giải câu đố sau:

Ai là người đến lớp

Chăm chỉ sớm chiều

Dạy bảo mọi điều

Cho con khôn lớn?

Cho biết câu đố nói đến nghề nghiệp nào?

Trả lời:

Câu đố nói đến nghề giáo viên

Thông hiểu

Câu 3: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

Bạn đời ơi, bạn có nghe hay niềm vui của những người

Dọn đến khu nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong

Và em thân yêu ơi, ngày mia chúng ta lại lên đường đến những chân trời mới

Niềm vui đôi ta

Về ngôi nhà thầm mong ước….

Đoạn thơ trên cho em biết nghề nghiệp gì trong xã hội? Công việc cụ thể của họ tạo ra sản phẩm gì cho con người?

Trả lời:

- Đoạn thơ trên cho em biết nghề nghiệp: thợ xây

- Công việc cụ thể của thợ xây tạo ra sản phẩm cho con người đó là những ngôi nhà.

Câu 4: Hoàn thành bảng thể hiện sản phẩm của người lao động trong xã hội:

Sản phẩm

Người lao động tạo ra sản phẩm

Gạo, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm…

 

Tranh vẽ

 

Vải, quần áo

 

Trả lời:

Sản phẩm

Người lao động tạo ra sản phẩm

Gạo, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm…

Nông dân

Tranh vẽ

Họa sĩ

Vải, quần áo

Thợ may, nhà thiết kế

 

Câu 5: Theo em, sản phẩm của những người lao động đã góp phần giúp ích gì cho cuộc sống của con người? Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Sản phẩm của những người lao động đã góp phần giúp ích cho cuộc sống của con người:

+ Cơm ăn, áo mặc, sách vở… và mọi của cải trong xã hội đều do những người lao động tạo ra.

+ Cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn là nhờ công lao của tất cả các người lao động

- Ví dụ:

+ Ca sĩ: đem lời ca tiếng hát phục vụ nhu cầu giải trí cho con người

+ Giáo viên: đưa những con chữ dạy học sinh

Câu 6: Để thể hiện lòng biết ơn với người lao động em cần có lời nói và hành động như thế nào?

Trả lời:

- Những hành động và lời nói thể hiện sự biết ơn với người lao động:

+ Nói lời cảm ơn khi nhận các sản phẩm lao động

+ Giúp đỡ những người lao động trong hoàn cảnh khó khăn

+ Lễ phép chào hỏi những người lao động

+ Trân trọng và gìn giữ các sản phẩm lao động.

 

Câu 7: Xử lí tình huống sau:

Huyền đi vo gạo cắm cơm nhưng Huyền không cẩn thận làm rơi vãi hết gạo ra bồn. Trong tình huống ấy, nếu em là Huyền em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Nếu em là Huyền em sẽ nhặt từng hạt gạo cho vào nồi và vo lại cẩn thận một lần nữa vì các bác nông dân để làm ra hạt gạo rất vất vả và nếu vứt đi sẽ rất phung phí.

 

Câu 8: Xử lí tình huống sau:

Trong tiết học đạo đức, cô giáo mời các bạn học sinh đứng dậy và nói lên ước mơ của mình. My xung phong đứng dậy trả lời: “Em rất yêu thích công việc làm hướng dẫn viên du lịch ạ”. Phong bạn cùng bàn của My nghe thấy thế đã nói: “Hướng dẫn viên du lịch có gì mà thích”. Nếu là My, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Nếu em là My em sẽ trả lời với Phong và nói cho Phong hiểu rằng nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Em sẽ nhắc nhở bạn không nên nói những lời như thế và cần tôn trọng nghề nghiệp của người khác.

 

Câu 9: Đánh dấu x vào những việc làm không thể hiện lòng biết ơn với người lao động? Vì sao?

Phụ giúp bố mẹ quét nhà, rửa bát

 

Đi ăn nhà hàng sử dụng rất nhiều giấy của nhà hàng vì nó là miễn phí

 

Không chào bác bảo vệ ở trường vì đó là chỉ bác bảo vệ không phải là thầy cô giáo

 

Nói lời cảm ơn với cô lao công vì đã dọn sạch đường phố

 

Giẫm chân lên sà nhà mà cô lao công đang lau

 

Trả lời:

Phụ giúp bố mẹ quét nhà, rửa bát

 

Đi ăn nhà hàng sử dụng rất nhiều giấy của nhà hàng vì nó là miễn phí

x

Không chào bác bảo vệ ở trường vì đó là chỉ bác bảo vệ không phải là thầy cô giáo

x

Nói lời cảm ơn với cô lao công vì đã dọn sạch đường phố

 

Giẫm chân lên sà nhà mà cô lao công đang lau

x

- Vì: tất cả những hành động trên thể hiện sự không trân trọng những sản phẩm mà người lao động đã tạo ra cho chúng ta sử dụng.

 

Câu 10: Em có nhận xét gì về câu nói sau:

“Không cần biết ơn người lao động vì chúng ta đã trả tiền để mua sản phẩm của họ”

Trả lời:

- Nhận xét: câu nói trên thể hiện sự không biết ơn và trân trọng những công sức mà người lao động đã tạo ra sản phẩm cho chúng ta sử dụng. Nếu không có họ tạo ra chúng ta có tiền cũng không thể mua được.

 

Vận dụng

Câu 11: Hãy chia sẻ việc làm của em đã thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

Trả lời:

- Chia sẻ việc làm của em đã thể hiện lòng biết ơn với người lao động:

+ Chào hỏi bác bảo vệ ở trường khi đến trường

+ Cảm ơn bác lao công vì đã dọn dẹp sạch sẽ phòng học

+ Giúp đỡ bác bán hoa đẩy xe khi đi lên dốc…

 

Câu 12: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây:

  1. Biết ơn người lao động bằng cách trân trọng những sản phẩm họ làm ra
  2. Chỉ cần thể hiện lòng biết ơn bằng lời nói
  3. Cần nhắc nhở bạn bè thể hiện lòng biết ơn với người lao động bằng hành động
  4. Học tập theo người lao độg là thể hiện lòng biết ơn với họ.

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến: 1, 3

 

Vận dụng cao

Câu 13: Em hãy sưu tầm một số bài hát, câu ca dao, tục ngữ về người lao động.

Trả lời:

- Sưu tầm một số bài hát, câu ca dao, tục ngữ về người lao động:

+ “Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

+ “Những đêm đông/ Khi cơn dông vừa tắt.../ Chị lao công đêm đông quét rác.../ Tôi đứng trông/ Trên đường lặng ngắt/ Chị lao công như sắt như đồng”

+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

 

Câu 14: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Trả lời:

- Câu tục ngữ trên nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải trân trọng công lao của những người đã tạo ra nó, nhận được sự giúp đỡ của người khác cần phải biết ơn.

 

Câu 15: Hãy ghi sổ tay mô tả về công việc và đóng góp của một số công vệc mà em yêu thích.

Trả lời:

Tên nghề

Mô tả

Đóng góp

Giáo viên

Giảng dạy

Đưa con chữ đến học sinh

Ca sĩ

Hát

Giải trí

Bác sĩ

Khám, chữa bệnh

Chăm sóc sức khỏe

 

 

 

 

 

 

=> Giáo án Đạo đức 4 kết nối Bài 1: Biết ơn người lao động

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay