Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối tri thức bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức

BÀI 9: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Nhận biết

Câu 1: Cho câu thơ sau:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Hai câu thơ trên nhắc đến quyền và bổn phận của trẻ em như thế nào?

Trả lời:

- Hai câu thơ nhắc đến quyền và bổn phận của trẻ em là ăn, ngủ, học hành.

Câu 2: Đọc 5 điều Bác Hồ:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
  2. Học tập tốt, lao động tốt
  3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
  5. Khiêm tốn, thật thà, dung cảm.

Năm điều bác Hồ dạy nói về quyền hay quyền và bổn phận của thiếu nhi?

Trả lời:

- Năm điều bác Hồ dạy nói về quyền và bổn phận của thiếu nhi.

 

Thông hiểu

Câu 3: Cho tình huống sau:

Vân rất nghiện chơi game. Mỗi khi ở nhà, em lại thức khuya đến 12 giờ đêm để chơi game mà không quan tâm đến việc giúp đỡ bố mẹ nấu cơm, quét nhà. Thấy vậy, bố nhắc nhở và không cho Vân động vào điện thoại nữa. Vân hờn dỗi và bảo bố không thực hiện đúng quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em. Nếu là bạn của Vân, em sẽ khuyên Vân như thế nào?

Trả lời:

Nếu là bạn Vân em sẽ khuyên Vân rằng bên cạnh quyền lợi được vui chơi của trẻ em còn có bổn phận và nghĩa vụ mà trẻ em phải thực hiện. Ngoài việc được vui chơi và học tập thì bạn cũng phải biết giúp đỡ, quan tâm bố mẹ mình những công việc nhà đơn giản, vừa sức mình.

Câu 4: Em có suy nghĩ gì về bổn phận của trẻ em qua câu nói của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.

Trả lời:

Qua câu nói của Bác, em nhận thức được trách nhiệm và bổn phận tùy theo từng lứa tuổi của mỗi người. Từ đó, dù là những việc nhỏ em cũng cố gắng hoàn thành và từ những việc nhỏ đó mà tạo nên việc lớn.

 

Câu 5: Cuối năm, Huyền muốn đi chơi cùng cả lớp tham gia trải nghiệm di tích lịch sử. Huyền trình bày với bố mẹ mong muốn của mình và xin phép đăng kí đi.  Nhưng bố mẹ không đồng ý nói rằng nơi đó quá xa và không an toàn. Bố mẹ xin phép cho Huyền ở nhà. Huyền buồn và không hài lòng với bố mẹ

Bố mẹ đã xâm phạm quyền gì của huyền. Nếu là Huyền, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Bố mẹ đã xâm phạm quyền vui chơi giải trí. 

- Nếu em là Huyền em sẽ ứng xử: Em sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ, giải thích cho bố mẹ biết mục đích đi, sau đó nói lên mong muốn của mình, em muốn đi dã ngoại để mở mang học hỏi được nhiều cái hay hơn và vui chơi vs bạn bè.

Câu 6: Em có nhận xét gì về câu nói: “Học sinh chỉ cần học tập tốt mà ko cần phải tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội”.

Trả lời:

- Em không đồng ý với câu nói trên vì:

+ Nên tham gia vào các hoạt động của gia đình và xã hội vì việc đó sẽ giúp ta rèn luyện cho ta tính tự tin, giúp ta kết giao được rất nhiều bạn bè và luyện cho ta kĩ năng hòa nhập với cộng đồng.

+ Tham gia các hoạt động đó còn giúp ta thêm vui vẻ và hoạt bát, thêm khỏe mạnh và giải lao sau những giờ học căng thẳng.

+ Thể hiện bản thân là người có trách nhiệm với tập thể và mọi người xung quanh, tạo ấn tượng tốt với họ.

Câu 7: Theo em, trẻ em có những quyền gì trong cuộc sống? Kể tên một số quyền được hưởng của trẻ em.

Trả lời:

- Trẻ em có một số quyền sau:

+ Quyền sống, quyền được khai sinh và có quốc tịch

+ Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Quyền được chăm sóc sức khỏe

+ Quyền học tập

+ Quyền vui chơi giải trí…

Câu 8: Khi Mai học hết tiểu học thì bố quyết định cho Mai nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Mai được đi học thì bố Mai cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái.

Theo em bố mẹ quyết định việc học của Mai như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em bố mẹ không có quyền bắt con cái bỏ học mà phải tạo điều kiện để con cái thực hiện quyền được học tập của mình. Suy nghĩ và hành động của bố Mai như thế là không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em.

Câu 9: Theo em bổn phận của trẻ em đối với gia đình được hiểu như thế nào?

Trả lời:

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viêntrong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

+ Yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm nguyện vọng với cha mẹ, các thành viên trong gia đình, dòng họ.

Câu 10: Trong giờ học, Tâm không học mà ngồi giật tóc bạn Hoa. Tâm muốn Hoa nói chuyện cùng và không cho Hoa học bài.

Tâm đang xâm phạm đến bổn phận gì của trẻ em? Bổn phận của trẻ em với xã hội được hiểu như thế nào?

Trả lời:

- Tâm đang xâm phạm đến bổn phận học tập và giúp đỡ đoàn kết với bạn bè.

- Bổn phận của trẻ em đối với xã hội:

+ Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi

+ Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn

+ Thương yêu và đoàn kết với bạn bè

+ Giữ gìn và bảo vệ của công…

Vận dụng

Câu 11: Bố mẹ Cường rất quan tâm đến chuyện học hành của em. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho Cường. Nhưng Cường không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử. Cường thường oán trách bố mẹ vì bị bắt học quá nhiều. Hỏi suy nghĩ của Cường là đúng hay sai? Vì sao

Trả lời:

- Suy nghĩ của Cường là sai vì:

+ Học tập vừa là quyền vừa là bổn phận của trẻ em. Trẻ em cần phải học tập để hoàn thiện sự hiểu biết của mình, hoàn thiện nhân cách và trở thành một người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

+ Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có bổn phận phải chăm chỉ học tập.

Câu 12: Khang rất thích đá bóng, thường được bố mẹ tạo điều kiện cho đi đá bóng vào thứ bảy và chủ nhật. Thứ bảy vừa rồi, Bà nội Khang bị ốm, bố mẹ lại phải đi công tác xa nhà. Bố mẹ không cho Khang đi đá bóng nữa và giao cho Khang ở nhà chăm sóc bà. Khang vùng vằng, giận dỗi rồi tranh thủ lúc bà đang ngủ trốn đi chơi. Xử sự của Khang như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Xử sự của Khang như vậy là không đúng với trách nhiệm của một người cháu đối với bà. Các cháu phải có bổn phận yêu thương, biết ơn ông bà và có trách nhiệm chăm sóc ông bà lúc ốm đau, già yếu. Đối với Khang, lúc bà bị ốm Khang phải thể hiện sự yêu thương quý trọng bà bằng việc dành thật nhiều thời gian để chăm sóc bà.

Câu 13: Em đã làm gì để thực hiện quyền và bổn phận của mình?

Trả lời:

- Em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình như sau:

+ Em được chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Em được chăm sóc sức khỏe

+ Em được gia đình yêu thương

+ Được học tập và vui chơi giải trí

+ Lễ phép, tôn trọng ông bà

+ Giúp đỡ cha mẹ việc nhà

+ Đoàn kết với bạn bè...

Vận dụng cao

Câu 14: Gửi một lời khuyên dành cho các bạn học sinh về việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

Trả lời:

- Lời khuyên:

Trẻ em như búp trên cành

Có quyền được sống được học hành vui chơi

Bảo vệ và phát triển suốt đời

Nhớ tròn bổn phận làm người nghe em.

Câu 15: Sưu tầm những câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ về quyền và bổn phận trẻ em

Trả lời:

- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

- Dạy con, con nhớ lấy lời,

Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

- Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ...

 

=> Giáo án Đạo đức 4 kết nối Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay