Câu hỏi tự luận Khoa học 4 kết nối tri thức bài 2: Sự chuyển thể của nước, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Sự chuyển thể của nước, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học 4 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nước tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào?

Trả lời:

Theo em, nước tồn tại ở 3 thể khác nhau đó là: rắn, lỏng, khí

Câu 2: Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được không? Vì sao em biết được điều đó?

Trả lời:

Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể rắn vì tính chất của nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác

Câu 3: Thể khí còn có tên gọi khác là gì?

Trả lời:

Thể khí còn có tên gọi khác là hơi

Câu 4: Vòng tuần hoàn của nước lặp đi lặp lại là ý kiến đúng hay sai?

Trả lời:

Đây là ý kiến đúng

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Cho các cụm từ sau: ngưng tụ , đông đặc , bay hơi , nóng chảy. Em hãy điền từ thích hợp vào đoạn thông tin dưới đây:

 “Nước từ thể lỏng…..thành thể khí, nước từ thể lỏng…….thành thể rắn, nước từ thể rắn……thành thể lỏng, nước từ thể khí…….thành thể lỏng”

Trả lời:

“Nước từ thể lỏng bay hơi thành thể khí, nước từ thể lỏng đông đặc thành thể rắn, nước từ thể rắn nóng chảy thành thể lỏng, nước tư thể khí ngưng tụ thành thể lỏng”

Câu 2: Em hãy nêu 3 ví dụ về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày:

Trả lời:

3 ví dụ về sự chuyển thể của nước là:

+ Phơi khô quần áo ướt

+ Nước lọc đông đặc thành đá

+ Đá tan chảy thành nước

Câu 3: Nước bay hơi do tác động của điều gì?

Trả lời:

Nước bay hơi do tác động của sức nóng của ánh sáng mặt trời

Câu 4: Điều kiện nào làm hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ?

Trả lời:

Điều kiện làm hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ là không khí lạnh

III. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Tốc độ bay hơi và ngưng tụ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Tốc độ bay hơi và ngưng tụ nhanh hay chậm phụ thuộc vào 2 yếu tố là nhiệt độ và áp suất

Câu 2: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ

Trả lời:

- Giống nhau:

Bay hơi và ngưng tụ đều là hai quá trình biến đổi chất giữa thể lỏng và thể khí

Quá trình bay hơi và ngưng tụ nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Nhiệt độ và áp suất

- Khác nhau:

Sự bay hơi

Sự ngưng tụ

Từ thể lỏng chuyển sang thể khí gọi là sự bay hơi

Từ thể khí chuyển sang lỏng gọi là sự ngưng tụ

Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh

Nhiệt độ càng cao thì sự ngưng tụ càng chậm

Nhiệt độ càng thấp thì sự bay hơi càng chậm

Nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ càng nhanh

Áp suất càng cao thì bay hơi càng chậm

Áp suất càng cao thì ngưng tụ diễn ra càng nhanh

Áp suất càng thấp thì bay hơi càng nhanh

Áp suất càng thấp thì sự ngưng tụ càng chậm

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Theo em, tại sao khi đun sôi nước đạt đến 100 độ C lại xảy ra hiện tượng bay hơi?

Trả lời:

Khi đun sôi nước đạt đến 100 độ C lại xảy ra hiện tượng bay hơi là vì Khi ở 100 độ C, nước là hỗn hợp của cả trạng thái lỏng và trạng thái khí, đây là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí.

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay