Đáp án Đạo đức 5 chân trời Bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
File đáp án Đạo đức 5 chân trời sáng tạo Bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo
BÀI 5. EM VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh và chia sẻ cảm nghĩ của em:
Hướng dẫn chi tiết:
Bức ảnh nói lên hình ảnh các bạn nhỏ vùng cao vượt qua đường xá lầy lội, hiểm trở để đến trường. Em cảm thấy rất khâm phục các bạn, các bạn luôn cố gắng vượt qua khó khăn để đi tìm con chữ.
KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Các bạn đã vượt qua khó khăn của bản thân trong học tập và cuộc sống như thế nào?
- Em đã làm gì để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống? Nêu ví dụ
Hướng dẫn chi tiết:
a, Trong học tập và cuộc sống có rất nhiều tình huống khó khăn buộc các bạn học sinh phải vượt qua, và các bạn đã vượt qua bằng cách:
- Đặt mục tiêu và phân chia giờ giấc rõ ràng
- Nhờ bạn bè, người thân nhắc nhở, hỗ trợ
- Học cách làm chủ bản thân và chú ý học tập
- Tự động viên và học hỏi thêm từ người khác.
b. Bản thân em cũng gặp khó nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống, tuy nhiên khó khăn lớn nhất mà em gặp phải là tình trạng học kém toán.
Để cải thiện chất lượng cho môn toán, em đã cố gắng:
- Chăm chú nghe giảng trên lớp, nếu có bài khó thì em sẽ hỏi cô giáo vào giờ ra chơi.
- Dành 1 tiếng mỗi ngày để học toán
- Viết công thức toán ra một quyển sổ tay
- Luyện giải đề vào cuối tuần
2. Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu
- Nêu cảm nghĩ của em về hai tấm gương vượt khó nói trên.
- Theo em, cần thể hiện thái độ như thế nào với những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống?
Hướng dẫn chi tiết:
- Mạc Đĩnh Chi và Phạm Ngọc Tiểu Vy là hai tấm gương vượt khó em rất ngưỡng mộ. Cả hai tấm gương trên đều xuất thân trong gia đình khó khăn, vất vả nhưng họ luôn biết vươn lên, học tập thật tốt. Đó là điều chúng ta cần phải học tập và noi theo.
- Theo em, cần thể hiện thái độ:
Tôn trọng và ngưỡng mộ: Em nên tôn trọng và ngưỡng mộ những người đã vượt qua khó khăn. Họ là nguồn cảm hứng và gương mẫu cho em.
Học hỏi và chia sẻ: Em nên học hỏi từ kinh nghiệm của những người vượt khó. Hỏi câu hỏi, lắng nghe và chia sẻ những gì em đã học được để giúp mình và người khác tiến bộ.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Để vượt qua khó khăn, cần suy nghĩ lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống
- Ý kiến 2: Những tấm gương vượt qua khó khăn sẽ làm học sinh cảm thấy áp lực, thiếu tin tưởng vào bản thân
- Ý kiến 3: Để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, cần nỗ lực, kiên trì với những việc mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- Ý kiến 4: Những tấm gương vượt khó truyền tải và lan toả giá trị tích cực nên cần tôn trọng, yêu quý và nêu gương họ
- Ý kiến 5: Mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống đều có thể vượt qua nếu quyết tâm và tìm được cách giải quyết phù hợp
- Ý kiến 6: Chúng ta cần khích lệ, động viên nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống
Hướng dẫn chi tiết:
Ý kiến | Đúng/Sai | Giải thích |
1 | Đúng | Suy nghĩ lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống là yếu tố quan trọng để vượt qua khó khăn. |
2 | Sai | Những tấm gương vượt khó khăn thường là nguồn cảm hứng và động viên cho học sinh, khuyến khích họ tin tưởng vào bản thân và khám phá tiềm năng của mình. |
3 | Đúng | Nỗ lực, kiên trì và phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra là những yếu tố quan trọng để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống. |
4 | Đúng | Những tấm gương vượt khó có giá trị tích cực nên được tôn trọng, yêu quý và có thể được nêu gương để truyền cảm hứng cho người khác. |
5 | Đúng | Mọi khó khăn đều có thể vượt qua nếu có quyết tâm và khả năng tìm ra cách giải quyết phù hợp. |
6 | Đúng | Khích lệ và động viên nhau là một phần quan trọng trong việc vượt qua khó khăn. Sự hỗ trợ và động viên từ người khác có thể tạo động lực và sự tự tin cho người gặp khó khăn. |
Câu 2: Bày tỏ ý kiến
Trường hợp 1:
Sắp đến kiểm tra cuối học kì 1, Na và Cốm đều lo lắng nhưng cách giải quyết của hai bạn lại khác nhau. Na lên kế hoạch ôn bài và tâm sự với bạn để giải toả căng thẳng. Cốm thì chơi trò chơi điện tử, đọc truyện tranh.
Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của bạn nào? Vì sao?
Chia sẻ thêm với hai bạn một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống.
Trường hợp 2:
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kiên vẫn vươn lên để đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Thế nhưng, một vài bạn trong lớp vẫn không muốn vui chơi và làm việc cùng nhóm với Kiên.
Nhận xét về thái độ của một vài bạn trong lớp với Kiên
Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ làm gì ?
Hướng dẫn chi tiết:
Trường hợp 1:
- Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của Na
Vì Na lên kế hoạch ôn bài sẽ giúp Na lần lượt củng cố lại các dạng kiến thức đã học để nắm chắc kiến thức. Ngoài ra, việc ôn bài sẽ đem lại nhiều vấn đề căng thẳng do đó ngoài giờ ôn bài Na chia sẻ, tâm sự thêm với bạn bè để có thể giúp bản thân giảm stress và nhận được sự động viên từ người khác.
- Gợi ý một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống:
Tạo lịch học và ôn tập rõ ràng để tổ chức thời gian hiệu quả.
Nêu ra những điều lo lắng với người tin cậy như bạn bè, gia đình hoặc giáo viên để nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích.
Thực hiện những hoạt động giảm stress như thể dục, nghe nhạc, đọc sách, hoặc tham gia vào sở thích cá nhân.
Trường hợp 2:
- Bản thân em không đồng tình với thái độ của một vài bạn trong lớp. Việc các bạn thể hiện thái độ và hành động với Kiên là thể hiện sự không công bằng và thiếu lòng tôn trọng. Kiên đã vươn lên và đạt thành tích trong học tập và rèn luyện, và bạn ấy xứng đáng nhận được sự đồng hành và ủng hộ từ bạn bè.
- Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ giúp bạn bằng cách:
Khám phá những điểm mạnh và động viên Kiên để thể hiện chúng.
Tìm hiểu và chia sẻ lợi ích của việc làm việc cùng nhóm với Kiên cho các bạn hiểu rõ.
Cố gắng tìm ra các tình huống, cơ hội để Kiên có thể tham gia cùng các bạn, để các bạn hiểu rõ hơn về tính cách của Kiên, phân nào giúp các bạn thay đổi suy nghĩ về Kiên.
Câu 3: Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Tin nghĩ mãi nhưng vẫn chưa hoàn thành bài luyện tập mà cô hướng dẫn. Nếu là Tin, em sẽ làm gì?
Tình huống 2:
Bố mẹ phải đi công tác xa nhà một tháng nên Cốm sang ở với ông bà.
Theo em, Cốm sẽ gặp những khó khăn gì?
Nếu là Cốm, em sẽ vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
Tình huống 3:
Bin bị ốm nên phải nghỉ học nhiều ngày. Khi đi học lại, Bin cảm thấy khó khăn vì không theo kịp bài trên lớp.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ:
Hỏi bạn bè và nhờ bạn bè giảng hộ nếu vẫn chưa hiểu
Có thể hỏi anh, chị, bố mẹ hoặc thầy cô giáo.
Tham khảo thêm các phương pháp giải trên mạng internet…
Tình huống 2:
Khi sang ở với ông bà, Cốm sẽ gặp khó khăn như sự thay đổi môi trường sống, giờ giấc sinh hoạt,... Có thể, Cốm sẽ cảm thấy nhớ gia đình và có sự thiếu ổn định trong việc thích nghi với môi trường mới.
Nếu là Cốm, em có thể vượt qua những khó khăn bằng cách:
Tạo sự thân thiện và gần gũi với ông bà: Dành thời gian để hiểu và tương tác với ông bà. Chia sẻ những câu chuyện, sở thích và tìm hiểu thêm về gia đình và quá khứ của ông bà sẽ giúp cảm thấy gần gũi hơn.
Xây dựng một lịch trình ổn định: Tạo ra một lịch trình hàng ngày để có sự ổn định và tổ chức. Bao gồm các hoạt động học tập, giải trí và thời gian gắn kết với ông bà.
Liên lạc với bố mẹ: Giữ liên lạc với bố mẹ thông qua điện thoại, video call hoặc tin nhắn để cảm thấy gần gũi hơn và chia sẻ những khó khăn, niềm vui và thành tựu của mình.
Tình huống 3: Nếu là Bin, em sẽ:
…
=> Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống