Đáp án Hoá học 7 kết nối tri thức Bài 2: Nguyên tử
File đáp án Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 2: Nguyên tử. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án hóa học 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 2. NGUYÊN TỬ
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo thành từ một số loại hạt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử. Vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, cấu tạo rỗng.
- Gồm 3 hạt:
+ Proton mang điện tích dương
+ Neutron không mang điện
+ Electron mang điện tích âm
I. QUAN NIỆM BAN ĐẦU VỀ NGUYÊN TỬ
Câu hỏi: Theo Đê mô crit và Đan tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào?
Trả lời:
Đê mô crit nói rằng: "Nguyên tử là sự chia nhỏ một vật đến một giới hạn không thể phân chia được"
Đan tơn cho rằng: Nguyên tử là các chất tối thiểu để chúng kết hợp vừa đủ với nhau
II. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ CỦA RƠ-DƠ-PHO-BO
Câu hỏi:
- Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu diễn gì?
- Em hãy cho biết số electron có trong lớp electron thứ nhất, thứ hai của nguyên tử carbon và chỉ ra lớp electron đã chứa tối đa electron
Trả lời:
- Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu hiện các lớp electron của nguyên tử carbon.
- Lớp electron thứ nhất có 2 electron, lớp electron thứ hai có 4 electron
Lớp electron đã chứa tối đa electron là lớp thứ nhất (lớp trong cùng)
Câu 1: Quan sát hình 2.1 và cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử
Trả lời:
Các thành phần cấu tạo nên nguyên tử là: hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm
Câu 2: Quan sát hình 2.2 áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, mô tả cấu tạo của nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon
Trả lời:
Cấu tạo nguyên tử Hydrogen: gồm hạt nhân mang điện tích dương và 1 lớp electron chứa 1 electron
Cấu tạo nguyên tử carbon : gồm hạt nhân mạng điện tích dương, lớp electron thứ nhất chứa 2 electron, lớp electron thứ hai chứa 4 electron
III. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1. Hạt nhân nguyên tử
Quan sát hình 2.4 và cho biết:
Câu 1: Hạt nhân nguyên tử có một hay nhiều hạt? Các hạt đó thuộc cùng một loại hạt hay nhiều loại hạt?
Trả lời:
Hạt nhân nguyên tử có nhiều hạt? Các hạt đó thuộc nhiều loại hạt khác nhau
Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân của helium bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Số đơn vị điện tích hạt nhân của helium bằng 2
2. Vỏ nguyên tử
Câu hỏi: Quan sát các mô hình nguyên tử đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Trả lời:
Quan sát hình 2.6 và cho biết:
Câu 1: Thứ tự sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử chlorine
Trả lời:
Thứ tự sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử chlorine như sau:
Hạt nhân
Lớp e thứ nhất
Lớp e thứ hai
Lớp e thứ ba
Câu 2: Số electron trên từng lớp vỏ nguyên tử chlorine
Trả lời:
Số electron trên từng lớp vỏ nguyên tử chlorine
Lớp e thứ nhất: 2
Lớp e thứ hai: 8
Lớp e thứ ba: 7
IV. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Câu 1: Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử
Trả lời:
Khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử vì khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng khối lượng của các hạt proton, neutron và eletron ở vỏ nguyên tử
Câu 2: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử nhóm ( 13p, 14n) vào nguyên tử đổng (29p, 36n)
Trả lời:
Nguyên tử đồng nặng hơn nguyên tử nhôm
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 2: Nguyên tử (6 tiết)