Đáp án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 11: Âm thanh trong đời sống
File đáp án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 11: Âm thanh trong đời sống. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
BÀI 11. ÂM THANH TRONG ĐỜI SỐNG
Câu 1: Em thường nghe được những âm thanh gì mỗi ngày?
Trả lời:
Tiếng trống trường, tiếng gà gáy, tiếng chim kêu, tiếng cô giảng bài, ...
Câu 1: Quan sát các hình sau và cho biết vai trò của âm thanh trong đời sống.
Trả lời:
- Học tập
- Giao tiếp
- Thưởng thức âm nhạc
- Báo hiệu
Câu 2: Em hãy kể một số tình huống âm thanh được sử dụng trong đời sống.
Hãy lấy một số ví dụ động vật cũng dùng âm thanh để giao tiếp.
Trả lời:
- Một số tình huống âm thanh được sử dụng trong đời sống:
- Nghe cô giáo giảng bài
- Nói chuyện với các bạn trong lớp
- Thưởng thức âm nhạc
- Báo biệu
- Động vật sử dụng âm thanh để giao tiếp
- Gà mẹ dùng tiếng "cục tác" để gọi con
- Các heo dùng âm thanh tần số thấp để gọi đàn
Câu 3: Quan sát các hình dưới đây và cho biết:
Tên của mỗi loại dụng cụ
Làm thế nào để các nhạc cụ này phát ra âm thanh
So sánh cách làm phát ra âm thanh của mỗi nhạc cụ.
Trả lời:
Các loại nhạc cụ: đàn ghita, kèn, đàn đá.
Chúng ta gẩy vào dây đàn ghita, thổi vào kèn, và gõ vào những viên đá của đàn đá.
Mỗi âm thanh của nhạc cụ có cách phát ra âm thanh riêng: Đàn ghita dùng tay để gẩy dây đàn, kèn dùng mồm để thổi, đàn tranh dùng tay gõ vào các tảng đá với hình dạng kích thước khác nhau để tạo ra âm thanh/
Câu 4: Tìm tên một số loại nhạc cụ và thu thập thông tin theo gợi ý.
Tên nhạc cụ | Các bộ phận chính | Cách phát ra âm thanh |
Trống | Mặt trống | Gõ |
? | ? | ? |
Trả lời:
Tên nhạc cụ | Các bộ phận chính | Cách phát ra âm thanh |
Trống | Mặt trống | Gõ |
Kèn | Thân | Thổi |
Đàn ghita | Đây đàn, thân bàn | Gẩy dây |
Câu 5: Cùng sáng tạo: "Tự làm đàn"
Chuẩn bị:
Một hộp giấy, kéo, bốn dây cao su độ dày khác nhau, hai cây bút chì.
Thực hiện:
Dùng kéo khoét một lỗ tròn trên một mặt của hộp giấy.
Bao bốn sợi dây cao su vòng quanh hộp. Kê hai cây bút chì dưới các dây để dây không chạm mặt hộp (hình 8).
Lấy tay gảy từng dây cao su.
Chia sẻ với bạn sản phẩm của em.
Trả lời:
Chia sẻ với bạn sản phẩm của em.
Câu 1: Quan sát các hình dưới đây và cho biết nguyên nhân gây ra tiếng ồn và những tác hại do tiếng ồn gây ra.
Kể tên và nêu các tác hại của những tiếng ồn khác.
Em và gia đình thường phải nghe những tiếng ồn nào?
Trả lời:
Nguyên nhân:
- Tiếng phương tiện
- Tiếng loa đài
- Tiếng động vật
- Tiếng xây dựng
à Tác hại: Gây ảnh hưởng đến thính giác, mệt mỏi, nhức đầu, cẳng thẳng, rối loạn giấc ngủ và gây ra một số bệnh tim mạch.
Những tiếng ồn:
- Tiếng phương tiện giao thông
- Loa
- Tiếng chó sủa
- Tiếng xây nhà
Câu 2: Chia sẻ với bạn về cách giảm ô nhiễm tiếng ồn trong các hình dưới đây.
Em còn biết những cách nào khác có thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
Ở những nơi nào em không nên gây tiếng ồn? Vì sao? Em làm gì để tránh gây tiếng ồn ở những nơi này?
Trả lời:
Cách giảm tiếng ồn:
- Đóng cửa
- Mang chụp tai hoặc nút bịt tai
- Di chuyển ra xa nguồn âm, ...
Những nơi không nên gây tiếng ồn:
- Bệnh viện
- Lớp học
- Thư viện
- Xe bus
=> Đây là những nơi công cộng có nhiều người nên cần phải giữ trật tự không gây ồn để tránh làm ảnh hưởng đến những bạn xung quanh.
Câu 3: Tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ở địa phương em và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
- Tiếng động vật
- Tiếng phương tiện giao thông
- Tiếng xây nhà
- ...
=> Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 11: Âm thanh trong đời sống