Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 11: Âm thanh trong đời sống

Giáo án Bài 11: Âm thanh trong đời sống sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 11: Âm thanh trong đời sống

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 11: ÂM THANH TRONG ĐỜI SỐNG

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.
  • Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
  • Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
  • Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Vận dụng các cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 11 SGK; các dụng cụ dùng cho tiết 1 như đàn ghi ta, kèn ha-mô-ni-ca (harmonica) hoặc sáo, một vài nhạc cụ khác như trống, kẻng tam giác,… Một hộp giấy kín, kéo, một tờ giấy, bốn sợi dây cao su với độ dày khác nhau và đủ dài để bao quanh hộp giấy, hai chiếc bút chì.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những âm thanh nghe được hằng ngày.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em thường nghe được những âm thanh gì mỗi ngày?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Âm thanh trong đời sống (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của âm thanh trong đời sống

a. Mục tiêu: HS nhận thức được một số công dụng của âm thanh trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (SGK, trang 47).

- GV đặt câu hỏi: Cho biết vai trò của âm thanh trong đời sống.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Trong đời sống, âm thanh được sử dụng khi nói chuyện, thảo luận, giảng bài, trình diễn văn nghệ, báo hiệu giao thông (tiếng còi xe),…

Hoạt động 2: Cùng thảo luận

a. Mục tiêu: HS trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên một số tính huống âm thanh được sử dụng trong đời sống.

+ Lấy một số ví dụ động vật cũng sử dụng âm thanh để giao tiếp.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Âm thanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày như học tập, giao tiếp, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu,… Loài vật cũng sử dụng âm thanh để giao tiếp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tên và cách phát ra âm thanh của một số nhạc cụ

a. Mục tiêu: HS trình bày được tên và cách phát ra âm thanh của một số nhạc cụ.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 (SGK, trang 48).

- GV yêu cầu HS cho biết:

+ Tên mỗi loại nhạc cụ.

+ Cách làm để các nhạc cụ này phát ra âm thanh.

+ So sánh cách làm phát ra âm thanh của mỗi nhạc cụ.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Dựa vào cách làm phát ra âm thanh, người ta phân nhạc cụ thành các nhóm như nhạc cụ dây (đàn ghi-ta), nhạc cụ hơi (sáo, kèn), nhạc cụ gõ (trống, đàn đá, cồng, chiêng),…

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để tìm tên một số nhạc cụ và thu thập thông tin về các nhạc cụ này theo gợi ý sau:

Tên nhạc cụ

Các bộ phận chính

Cách làm phát ra âm thanh

Trống

Mặt trống

?

?

?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

Hoạt động 4: Cùng sáng tạo “Tự làm đàn”

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học được để tự làm một nhạc cụ đánh dây đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 6.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thực hiện làm mô hình như nội dung hướng dẫn ở hình 8 (SGK, trang 48).

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ sản phẩm. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có sản phẩm đạt yêu cầu.

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Em cần làm gì để đàn phát ra âm thanh?

+ Bộ phận nào của đàn phát ra âm thanh?

+ Âm thanh phát ra khi gảy từng dây cao su có khác nhau không?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta có thể tạo ra nhạc cụ bằng một số vật dụng đơn giản.

* CỦNG CỐ

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời:

+ Tiếng mọi người nói chuyện.

+ Tiếng thầy, cô giảng bài.

+ Tiếng chim hót.

+ Tiếng xe máy.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời:

+ Hình 1: Âm thanh dùng khi nói chuyện và thảo luận với nhau.

+ Hình 2: Âm thanh dùng để giảng bài cho HS.

+ Hình 3: Âm thanh dùng trong ca hát văn nghệ.

+ Hình 4: Âm thanh dùng trong còi báo hiệu của xe cứu thương.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Âm thanh dùng trong giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chuyện, trao đổi thông tin, giảng bài,…

+ Gà mẹ dùng tiếng “cục tác” để gọi con,…

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời:

Hình

Tên nhạc cụ

Cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh

So sánh cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh

Hình 5

Đàn ghi-ta

Gẩy vào dây đàn ghi-ta

Dùng tay đánh trực tiếp vào dây đàn

Hình 6

Kèn ha-mô-ni-ca

Thổi vào các lỗ trên kèn

Dùng miệng thổi trực tiếp vào kèn

Hình 7

Trống

Lấy dùi gõ vào mặt trống

Dùng tay lấy dùi đánh vào mặt trống

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Tên nhạc cụ

Các bộ phận chính

Cách phát ra âm thanh

Đàn ghi-ta

Thân đàn, dây đàn

Gẩy dây đàn

Kẻng

Thân kẻng

Gõ vào kẻng

Kèn ha-mô-ni-ca

Thân kèn

Thổi vào các lỗ trên thân kèn

Đàn pi-a-nô

Thân đàn, phím đàn

Bấm vào phím đàn

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, sửa chữa (nếu cần).

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

- HS chia sẻ sản phẩm.

 

 

- HS lắng nghe, phát huy.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Muốn đàn phát ra âm thanh, em cần gảy dây đàn.

+ Dây đàn phát ra âm thanh.

+ Có.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4. NẤM

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay