Đáp án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 31: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
File đáp án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 31: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
BÀI 31. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN
Câu 1: Quan sát hai ví dụ về chuỗi thức ăn và cho biết các chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh vật nào. Điều gì sẽ xảy ra nếu như không còn cỏ?
Trả lời:
Các chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng cỏ. Nếu không có cỏ thì các sinh vật phía sau không có thức ăn để ăn và không thể sống được.
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Các chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?
Nếu không có thực vật, các sinh vật khác trong những chuỗi thức ăn này có tồn tại không? Vì sao?
Trả lời:
Các chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật.
Nếu không có thực vật, các sinh vật khác trong những chuỗi thức ăn không thể tồn tại, vì thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
Câu 2: Quan sát các hình dưới đây và cho biết con người sử dụng các bộ phận nào của thực vật để làm thức ăn. Ngoài việc cung cấp thức ăn, thực vật còn có vai trò gì đối với con người?
Nhận xét về vai trò của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
Trả lời:
Con người sử dụng các bộ phận như hạt, quả, lá, củ, thân, ... của thực vật để làm thức ăn. Ngoài việc cung cấp thức ăn, thực vật còn có vai trò quan trọng đối với con người.
Thực vật có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
Câu 3: Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu không có thực vật trên Trái Đất?
Trả lời:
Nếu không có thực vật trên Trái Đất thì các động vật và con người sẽ không có thức ăn để sinh sôi và phát triển. Trái đất có thể không tồn tại được nữa.
Câu 1: Quan sát hai hình vẽ mô phỏng số lượng các sinh vật trong ruộng lúa trước và sau khi phun thuốc trừ sâu sinh học.
Hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý sau.
Khi số lượng bọ xít bị giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ếch như thế nào? Ếch có bị giảm số lượng không? Vì sao?
Giải thích vì sao số lượng côn trùng giảm đột ngột đã làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa.
Trả lời:
Sau khi phun thuốc trừ sâu số lượng bọ xít bị giảm đi 3 lần so với trước khi phun thuốc trừ sâu.
Phiếu quan sát:
Sinh vật trong chuỗi thức ăn |
Trước khi phun thuốc trừ sâu |
Sau khi phun thuốc trừ sâu |
Lúa |
Không giảm số lượng |
Không giảm số lượng |
Bọ xít |
Không giảm số lượng |
Giảm số lượng |
Ếch |
Không giảm số lượng |
Không giảm số lượng |
Khi số lượng bọ xít bị giảm thì nguồn thức ăn của ếch cũng giảm. Ếch hiện tại không bị giảm số lượng nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì số lượng ếch sẽ bị suy giảm vì bọ xít là thức ăn của ếch, số lượng bọ xít giảm khiến khan hiếm nguồn thức ăn của ếch.
Số lượng côn trùng giảm đột ngột đã làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa vì khi lượng thức ăn giảm thì ếch sẽ không có thức ăn để sinh sôi và phát triển, dẫn đến chết.
Câu 2: Khi rừng bị cháy hoặc bị chặt phá, số lượng cây xanh giảm mạnh. Điều này có ảnh hưởng gì đến các loài động vật sống trong rừng không? Giải thích.
Trả lời:
Khi rừng bị cháy hoặc bị chặt phá, số lượng cây xanh giảm mạnh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các loài động vật sống trong rừng. Số lượng cây giảm khiến cho lượng thức ăn của các loài động vật trong rừng cũng suy giảm, đồng thời nơi ở của chúng cũng thu hẹp.
Câu 3: Quan sát các hình vẽ dưới đây và cho biết việc làm nào có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn, việc làm nào có thể làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Vì sao?
Kể một số việc làm của em hoặc người thân có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
Trả lời:
Việc làm ở hình 7, 10 có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn, việc làm ở hình 8, 9 có thể làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Một số việc làm giúp cân bằng chuỗi thức ăn: hạn chế phun thuốc trừ sâu, bảo vệ cây xanh, động vật hoang dã, không tận diệt, khai thác quá mức các loài sinh vật để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Câu 4: Xử lí tình huống:
Nếu em là người chứng kiến trong các trường hợp sau, em có ý kiến gì để bảo vệ và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
Trả lời:
- Hình 11: Em sẽ khuyên bạn không nên bắn các loài chim bởi như vậy sẽ khiến các loài chim ngày càng khan hiếm
- Hình 12: Em sẽ khuyên các ngư dân sau khi dùng lưới để bắt cá thì hãy thả lại những con cá còn bé hay chưa ăn được xuống lại biển để chúng tiếp tục sống và sinh sôi.
Câu 5: Trò chơi: “Sắp xếp chuỗi thức ăn dưới nước và trên cạn"
Thực hiện:
Sắp xếp các thẻ hình sinh vật dưới đây và vẽ thêm mũi tên để tạo thành các chuỗi thức ăn hoàn chỉnh trên cạn và dưới nước với ba hoặc bốn mắt xích.
Thảo luận:
Trong hai chuỗi thức ăn dưới nước và trên cạn đã được sắp xếp, hãy quan sát và cho biết:
- Sinh vật nào là sinh vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng bằng cách sử dụng nước và khí các-bô-níc thông qua năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Sinh vật nào là động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
Nếu mặt hồ bị che ánh sáng, tảo nhỏ bị chết dần do thiếu ánh sáng thì chuỗi thức ăn trong hồ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
- Xà lách, tảo nhỏ là sinh vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng bằng cách sử dụng nước và khí các-bô-níc thông qua năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Sâu, diều hâu, chim sâu, cá trê, động vật phù du, tôm là động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
- Nếu mặt hồ bị che ánh sáng, tảo nhỏ bị chết dần do thiếu ánh sáng thì chuỗi thức ăn trong hồ sẽ không còn thức ăn để tiếp tục sống và sinh sôi, sẽ dần dần không tồn tại nữa.
Câu 6: Em tập làm tuyên truyền viên
- Vẽ hoặc sưu tầm các tranh ảnh về những việc làm bảo vệ môi trường và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Chia sẻ với các bạn.
- Vận động gia đình cùng thực hiện các việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Trả lời:
=> Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 31: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn