Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 29. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

File Đáp ánKhoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 29. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)

BÀI 29. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát hình 29.1, mô tả sự biến đổi hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?

Trả lời:

Cây hoa hướng dương biến đổi qua các giai đoạn:

- Ra rễ: Rễ mọc ra từ hạt

- Ra lá: Lá mọc ra từ hạt

- Nảy chồi: Hạt nảy mầm thành cây mầm

- Cây trưởng thành: Cây con lớn lên thành cây trưởng thành

- Ra nụ: Cây trưởng thành ra nụ

- Nở hoa: Nụ lớn lên và nở ra hoa

Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển.

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Câu 1: Tìm thêm các ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Trả lời:

Ví dụ về sinh trưởng:

Hạt nảy mầm

Gà tự đập vỡ vỏ trứng để chui ra..

Ví dụ về phát triển:

Từ mầm phát triển thành cây,

Gà từ phôi thai tạo thành con gà hoàn thiện...

Câu hỏi 1: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?

Trả lời:

Ví dụ: gà con sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định sẽ thực hiện chức năng sinh sản là đẻ trứng.

Câu 2: Quan sát hình 29.1 và 29.2chỉ ra dậu hiệu của sinh trưởng và phát triển.

Trả lời:

Dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển:

Sinh trưởng: tăng khối lượng, kích thước của cơ thể

Phát triển: hình thành các chức năng mới ở mỗi giai đoạn, xuất hiện hình thái mới.

II. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Câu hỏi 2: Cho biết các biểu hiện của sinh vật trong bảng 29.1 là sinh trưởng hay phát triển.

Trả lời:

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Hạt nảy mầm

x

Gà trống bắt đầu biết gáy

x

Cây ra hoa

x

Diện tích phiến lá tăng lên

x

Lơn con tăng cân từ 2kg lên 4kg

x

Câu 3: Vì sao chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

Trả lời:

Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì: Cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn.

Câu hỏi 3: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng.

Trả lời:

Một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng:

Khi thiếu chất dinh dưỡng:

Cây còi cọc, chậm lớn, kém phát triển

Thiếu chất ở trẻ em dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Khi thừa chất dinh dưỡng:

Cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm

Ở người, thừa chất có thể dấn đến thừa cân, béo phì và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Vận dụng 1

Câu hỏi: Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích.

Trả lời:

Dựa vào nhưng biểu hiện về thể trạng như chiều cao, cân nặng, khả năng nhận thức,…ở người có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng.

Giải thích: Vì yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Nếu thiếu chất, cơ thể sẽ còi cọc, thấp bé, chậm phát triển, ngược lại, nếu thừa chất, cơ thể dễ bị béo phì.

Câu 4: Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Trả lời:

Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật là: Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.

Câu hỏi 4: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em.

Trả lời:

Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em:

Một số ao, hồ ở địa phương em đang cạn dần nước do các tháng mùa khô, dẫn đến việc các sinh vật thủy sinh bị chết hàng loạt.

 

Câu 5: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Trả lời:

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật : Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Ở động vật nhiệt độ còn ảnh hưởng đến chu kỳ sống, tỷ lệ nở trứng, tỷ lệ giới tính...

Câu 6: Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm và cá rô phi

 

Trả lời:

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm và cá rô phi:

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến chu kỳ sống của ruồi giấm. Ở nhiệt độ 25 độ C, ruồi giấm chỉ sống được 10 ngày, Còn ở nhiệt độ 25 độ C thì có thể sống được 17 ngày.

Cá rô phí chỉ sống được ở niệt độ trong khoảng 5-42 độ C. Ngoài khoảng này, cá sẽ bị chết.

Câu hỏi 5: Nêu một số ví dụ minh hoạ về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật.

Trả lời:

Một số ví dụ minh hoạ về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:

Ở nhiệt độ cao, cơ thể dộng vật sẽ đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước và cơ thể sẽ mệt mỏi hơn. Còn với thực vật thì cây cối dễ bị khô héo, phát triển kém hơn

Đồ ăn, nước uống được đun sôi sẽ an toàn hơn vì nhiệt độ cao làm chết các vi khuẩn.

Thực phẩm để ở ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn khi để ở ngăn mát vì nhiệt độ thấp dưới 0 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.

Hoa cúc, lay ơn, đào,… sẽ sinh trưởng mạnh và nở sớm trong điều kiện khí hậu nắng ấm.

Câu hỏi 6: Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn, đặc biệt là gia súc còn non?

Trả lời:

Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, nhiệt độ cơ thể gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên cơ thể gia súc bị mất nhiệt vào mùa lạnh. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong mùa đông.

Câu hỏi 7: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây mà em biết

Trả lời:

Ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây mà em biết: Cây bàng, cây phượng, cây bạch dương,… thường rụng lá vào mùa thu – đông, đến mùa xuân – hè, tán cây lại rợp lá. Điều này là do vào mùa đông, thời tiết lạnh, ít mưa, cây phải rụng lá để giảm sự thoát hơi nước. Đến mùa xuân, nhiệt độ tăng, mưa nhiều khiến cây sinh trưởng, phát triển nhanh và ra nhiều lá mới.

Câu 7: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.

Trả lời:

Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật:

Thực vật: Một số loại cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Một số loại khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vao cuối mùa thu đầu mùa đông. Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.

Động vật: Ánh sáng trực tiếp ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của động vật đặc biệt là trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Vận dụng 2

Câu hỏi: Kể tên một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng mà em biết

Trả lời:

Một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng:

Bón phân , cắt cành để kích thích cây nở hoa

Tăng nguồn nhiệt bằng cách dùng đèn sợi đốt để giúp trứng gà nhanh nở.

Ở các vùng khí hậu lạnh, các loài rau, củ nhiệt đới được trồng trong nhà kính để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

Dùng đèn led để kích thích hoa nở.

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay