Nội dung chính Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật sách khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)
BÀI 30: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
I. MÔ PHÂN SINH
- Ở thực vật, sinh trưởng thường diễn ra ở mô phân sinh
- Mô phân sinh là: nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính của thân, tăng chiều dài của rễ).
- Cây hai lá mầm có: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.
- Vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây: Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng
+ Vai trò mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ: giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ.
+ Vai trò mô phân sinh bên: giúp gia tăng độ dày (đường kính) của thân, cành,…
II. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT.
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau
- Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau: hạ => hạt nảy mầm => cây mầm => cây con => cây trưởng thành => Cây ra hoa => cây tạo quả và hình thành hạt
- Các giai đoạn đó nối tiếp nhau, tạo thành vòng đời của cây
III. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN
- Đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp.
- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng… nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả.
- Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh
- Sử dụng chất kích thích để làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật