Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 19. Từ trường

File Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 19. Từ trường . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 6. TỪ

BÀI 19 TỪ TRƯỜNG

1. TỪ TRƯỜNG

Câu 1: Ngoài nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không?

Trả lời:

Ngoài nam châm, ta có thể dùng cảm biến từ trường để phát hiện từ trường

 

Câu 2: Thí nghiệm Oersted cho thấy có điểm nào giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện.

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện trong thí nghiệm Oersted: không gian quanh nam châm và không gian quanh dây dẫn mang dòng điện đều có từ trường.

 

Luyện tập: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?

  1. a) Bóng đèn điện đang sáng.
  2. b) Cuộn dây đồng nằm trên kệ.

Trả lời:

Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường.

 

2. TỪ PHỔ

Câu 3: Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm.

Trả lời:

Hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm:

  • Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
  • Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.

 

Luyện tập: Hãy thực hiện thi nghiệm quan sát từ phổ của một nam châm tròn.

Trả lời:

HS tự thực hiện.

 

3. ĐƯỜNG SỨC TỪ

Câu 4: Em hãy xác định cực Bắc và Nam của kim nam châm trong Hình 19.4.

Trả lời:

Cực Bắc của kim nam châm là đầu màu đỏ, cực Nam của kim nam châm là đầu màu xanh

 

Câu 5: a) Hãy nhận xét về hình dạng đường sức từ Hình 19.5 và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3.

  1. b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?

Trả lời:

  1. a) Hình dạng đường sức từ Hình 19.5 giống với sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3.
  • Chúng đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
  • Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.
  1. b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu dựa vào độ mau, thưa của các đường sức từ: chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu. 

 

Luyện tập: Cho hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ rõ tên các cực của kim nam châm và hai thanh nam châm.

Trả lời:

Tên các cực của kim nam châm và hai thanh nam châm:

Vận dụng: Từ hình ảnh của các đường sức từ (Hình 19.5), hãy nêu một phương pháp xác định chiều của đường sức từ nếu biết tên các cực của nam châm.

Trả lời:

  • Khi biết tên các cực của nam châm, chúng ta có thể xác định chiều của đường sức từ bằng cách áp dụng quy ước: Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

 

BÀI TẬP

Câu 1: Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm nào của từ trường xung quanh nam châm?

Trả lời:

Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được độ mạnh yếu của từ trường xung quanh nam châm.

 

Câu 2: a) Quan sát hình bên, hãy mô tả từ phổ của nam châm chữ U.

  1. b) Nêu phương pháp xác định chiều của đường sức từ trên.

Trả lời:

  1. a) Từ phố của nam châm chữ U: các đường sức từ là những đường vòng cung khép kín. Đường sức từ ở khoảng giữa hai cực gần như song song với nhau.
  2. b) Phương pháp xác định chiều của đường sức từ:
  • Xác định các cực của nam châm.
  • Xác định chiều của đường sức từ là chiều ra từ cực Bắc và vào từ cực Nam.

 

=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài 19: Từ trường (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay