Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn khoa học tự nhiên 7 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


MỞ ĐẦU

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

  1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước:

(1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

(2) Hình thành giả thuyết.

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

(4) Thực hiện kế hoạch.

(5) Kết luận.

  1. Kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên:

Một số kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng phân loại.

- Kĩ năng liên kết.

- Kĩ năng đo.

- Kĩ năng dự báo.

- Kĩ năng viết báo cáo.

- Kĩ năng thuyết trình.

III. Một số dụng cụ đo

Dao động kí: là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian).

Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện:

- Chức năng: Có thể tự động đo thời gian.

- Cấu tạo: gồm hai bộ phận chính:

+ Đồng hồ đo thời gian hiện số.

+ Cổng quang điện (mắt thần): là một thiết bị cảm biến gồm hai bộ phận phát và thu tia hồng ngoại.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: "Đưa ra nhận định về những gì được đánh giá là có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể", đó là kĩ năng nào?

  1. Kĩ năng quan sát.
  2. Kĩ năng liên kết.
  3. Kĩ năng dự báo.
  4. Kĩ năng đo.

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây là không đúng?

  1. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  2. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
  3. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
  4. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 3: Cho các bước sau:

(1) Hình thành giả thuyết

(2) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(4) Thực hiện kế hoạch

(5) Kết luận

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

  1. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
  2. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
  3. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).
  4. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).

 

Câu 4: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa

trên kĩ năng nào?

  1. Kĩ năng quan sát.
  2. Kĩ năng liên kết.
  3. Kĩ năng dự báo.
  4. Kĩ năng đo.

Câu 5: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  1. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt.
  2. Kĩ năng quan sát.
  3. Kĩ năng dự báo.
  4. Kĩ năng viết báo cáo.

Câu 6: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?

  1. Tự động đo thời gian.
  2. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường.
  3. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện.
  4. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Câu 7: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là:

  1. 33 mL.
  2. 73 mL.
  3. 32,5 mL.
  4. 35,2 mL.

Câu 8: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  1. Thực hiện kế hoạch.
  2. Hình thành giả thuyết.
  3. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  4. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 9: Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.

(1). Kết luận.                                      (2). Mục đích thí nghiệm.          (3). Kết quả.

(4). Các bước tiến hành             (5). Chuẩn bị                             (6). Thảo luận

  1. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).
  2. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).
  3. (1) - (2) - (6) - (3) - (5) - (4).
  4. (2) - (1) - (3) - (5) - (6) - (4).

Câu 10: Dùng thước để đo chiều dài mặt bàn bằng đơn vị centimet. Trong hoạt động này đã sử dụng kĩ năng

  1. quan sát.
  2. liên hệ.
  3. đo.
  4. phân loại.

Câu 11: Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.

Cột A

Cột B

1. Nước mưa

a. do ánh sáng từ Mặt Trời

2. Một số loài thực vật

b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

3. Trời nắng

c. có khi trời mưa

4. Phân bón

d. rụng lá vào mùa đông

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?

Câu 3: Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được.

Lần đo

Thời gian

Kết quả thu được

1

6 giờ

162,4 cm

2

12 giờ

161,8 cm

3

18 giờ

161,1 cm

Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày

Câu 4: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.  

Câu 5: Tìm hiểu hiện tượng độ tan của đường với nhiệt độ theo phương pháp nghiên cứu khoa học.


 

Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay