Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn khoa học tự nhiên 7 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI MỞ ĐẦU

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

  1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

- Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi.

- Bước 2: Xây dựng giả thuyết.

- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết.

- Bước 4: Phân tích kết quả.

- Bước 5: Viết, trình bày báo cáo.

  1. Các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên

Những kĩ năng cơ bản trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

- Quan sát: Sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về sự vật hoặc hiện tượng.

- Phân loại: Phân nhóm hoặc sắp xếp các sự vật, hiện tượng thành các loại dựa trên thuộc tính hoặc tiêu chí.

- Liên hệ: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định.

- Đo: Sử dụng công cụ đo như thước, cân, nhiệt kế... để mô tả kích thước, khối lượng, nhiệt độ,... của một vật.

- Dự đoán: Nêu kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên một mẫu bằng chứng.

III. Một số dụng cụ đo

Đồng hồ đo thời gian hiện số:

Cổng quang điện: gồm một bộ phận phát tín hiệu (P) và một bộ phận thu tín hiệu (T) từ bộ phận phát chiếu sang. Khi có vật chắn chùm tín hiệu từ bộ phận phát sang bộ phận thu tín hiệu, cổng quang điện sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn đi vào đồng hồ đo thời gian, điều khiển đồng hồ hoạt động.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

  1. là hoạt động nghiên cứu của con người về các hiện tượng biến đổi khí hậu.
  2. phương pháp tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật.
  3. tìm hiểu về mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.
  4. tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, từ đó cải tạo môi trường sống nhằm phục vụ lợi ích của con người.

Câu 2: Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  1. Quan sát, đặt câu hỏi.
  2. Thu thập ý kiến cá nhân của ít nhất 3 chuyên gia khoa học.
  3. Xây dựng giả thuyết
  4. Viết, trình bày báo cáo.

Câu 3: Các hoạt động khi nghiên cứu về tính dẫn điện của một số chất:

(a) Tìm hiểu khả năng dẫn điện của nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn.

(b) Dự đoán trong số các chất: nước cất, dung dịch đường và dung dịch muối ăn; chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?

(c) Thực hiện thí nghiệm: Nối các đầu dây dẫn điện ở các cốc (nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn) với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch muối ăn bật sáng.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực hiện, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

 

  1. (b), (c), (a), (e), (d).
  2. (b), (c), (a), (d), (e).
  3. (a), (b), (c), (d), (e).
  4. (a), (b), (d), (c), (e).

Câu 4: Dùng thước để đo chiều dài mặt bàn bằng đơn vị centimet. Trong hoạt động này đã sử dụng kĩ năng

  1. quan sát.
  2. liên hệ.
  3. đo.
  4. phân loại.

Câu 5: Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s. Phạm vi đo của loại đồng hồ này là

  1. 0,001 s – 9999 s.
  2. 0,01 s – 999 s.
  3. 0,999 s – 1000 s.
  4. 9,99 s – 10000 s.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
  2. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
  3. Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.
  4. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang.

Câu 7: Trước đây, người ta thường sử dụng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại

  1. có tính dẻo.
  2. có khả năng dẫn điện tốt.
  3. có khả năng phản xạ ánh sáng.
  4. có tỉ khối lớn.

Câu 8: Nêu kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên một mẫu bằng chứng là kĩ năng

  1. dự đoán.
  2. quan sát.
  3. liên hệ.
  4. phân loại.

Câu 9: Vì sao ban đêm không nên để cây xanh trong nhà?

  1. Cây xanh sẽ bị héo.
  2. Ảnh hưởng đến hô hấp của con người.
  3. Ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người.
  4. Hạn chế sự phát triển xanh tốt của cây xanh.

Câu 10: Bỏ muối ăn vào nước, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt. Sau đó đun nóng đến khi chỉ thấy còn chất rắn kết tinh. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Khi đun nóng, nước sôi và bay hơi.
  2. Chất rắn kết tinh là than.
  3. Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau có thể tách riêng được muối và nước.
  4. Muối ăn tan hoàn toàn trong nước.
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: Trình bày những kĩ năng cơ bản trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

Câu 3: Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?

Câu 4: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.

Câu 5: Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được.

Lần đo

Thời gian

Kết quả thu được

1

6 giờ

162,4 cm

2

12 giờ

161,8 cm

3

18 giờ

161,1 cm

Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày

Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 7 cánh diều

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay