Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 25. Hô hấp tế bào (P2)
File Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 25 phần 2. Hô hấp tế bào . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 25 HÔ HẤP TẾ BÀO
Luyện tập: Vì sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng?
Trả lời:
Một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng vì thời gian bảo quản càng lâu, quá trình phân giải các chất hữu cơ diễn ra càng nhiều.
=> Phân giải hết các chất dinh dưỡng (protein, carbonhydrate, lipid,...) vốn có trong thực phẩm thành những chất đơn giản hơn.
=> Chất lượng thực phẩm giảm sút.
Câu 15: Có những biện pháp nào giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường?
Trả lời:
Một số biện pháp giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường:
- Có kế hoạch lao động, chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Trồng nhiều cây xanh.
- Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp.
Câu 16: Chế độ dinh dưỡng hợp lí và trông nhiều cây xanh có ý nghĩa gì đối với hô hấp tế bào?
Trả lời:
Ý nghĩa của chế độ dinh dưỡng hợp lí và trông nhiều cây xanh đối với hô hấp tế bào:
- Một chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp chúng ta có cơ thể khoẻ mạnh => Các quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
- Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và nhả khí oxygen ra môi trường => Thanh lọc, điều hoà không khí, rất có lợi cho quá trình hô hấp của con người.
Vận dụng: Hãy tìm hiểu và cho biết tác dụng của một số chất gây ức chế quá trình hô hấp tế bào ở người. Từ đó, đề xuất các biện pháp để cải thiện sức khoẻ hô hấp ở người.
Trả lời:
Tác dụng của một số chất gây ức chế quá trình hô hấp tế bào ở người:
- Chất gây ức chế hô hấp ở tế bào não: làm giảm chuyển hóa ở não nhưng tăng lưu lượng máu não nên tăng áp lực sọ não.
- Chất gây ức chế hô hấp ở tế bào hệ tim mạch: ức chế tim, giãn mạch, hạ huyết áp.
- Chất gây ức chế hô hấp ở tế bào cơ: giãn cơ.
Một số biện pháp để cải thiện sức khoẻ hô hấp ở người:
- Uống nhiều nước, có chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí: khói bụi từ phương tiện giao thông, bụi mịn,...
- Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: tránh đến những nơi đông người, nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh về hô hấp, giữ vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng từ đường miệng,...
BÀI TẬP
Câu 1: Khi trồng cây trong nhà lưới phủ nilon, vì sao người ta thường "bón" carbon dioxide sau khi mặt trời mọc và ngừng "bón" sau khi mặt trời lặn từ 1 - 2 giờ?
Trả lời:
Khi trồng cây trong nhà lưới phủ nilon, người ta thường "bón" carbon dioxide sau khi mặt trời mọc và ngừng "bón" sau khi mặt trời lặn từ 1 - 2 giờ để
Câu 2: Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm?
Trả lời:
Khi trồng cây trong phòng ngủ, cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm để tránh xảy ra tình trạng bị ngạt, khó thở do cây thực hiện quá trình hô hấp, lấy đi phần lớn oxygen trong không khí và thải ra khí carbon dioxide
Câu 3: Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của một loài thực vật, người ta thu được kết quả như sau:
Từ kết quả nghiên cứu trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và cường độ hô hấp của loài thực vật nói trên?
Trả lời:
Nhận xét:
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ hô hấp của thực vật.
- Nhiệt độ càng cao thì cường độ hô hấp càng mạnh.
- Nhiệt độ thuận lợi nhất cho quá trình hô hấp vào khoảng 30oC đến 35oC. Vượt qua ngưỡng này, cường độ hô hấp sẽ bị ức chế và yếu dần.
Câu 4: Có ý kiến cho rằng nên bảo quản các loại rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh thay vì trong ngăn mát do ngăn đá có nhiệt độ thấp hơn nên sẽ bảo quản được lâu hơn. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Giải thích.
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến nên bảo quản các loại rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh vì:
- Khi cấp đông sau đó lại rã đông, các tế bào và liên kết trong cấu trúc của rau củ sẽ bị phá vỡ và không còn giữ được sự tươi ngon như lúc ban đầu nữa.
- Một số loại rau củ quả có hàm lượng nước cao như cần tây, dưa chuột, dưa hấu nếu bảo quản trong ngăn đá sẽ khiến lượng nước bên trong sẽ bị đông lạnh, vừa mất giá trị dinh dưỡng, vừa dễ hỏng khi cho ra nhiệt độ bình thường.
- Một số loại rau dùng để ăn sống như rau diếp hay các loại rau củ gia vị cũng không nên để trong ngăn đá vì đây đều là rau thân mềm, nhỏ và nặng mùi. Nếu bảo quản đông lạnh sẽ làm thay đổi hương vị khi chế biến cùng các thực phẩm khác.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 25: Hô hấp tế bào (3 tiết)