Đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai

File đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

BÀI 3: LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

1. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT.

  1. a) Qúa trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

CH: Trình bày quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Trả lời:

Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:

- Ngày 25/10/1917, thắng lợi của cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông dẫn đến chính quyền Xô viết được thành lập. 

- Cánh mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

- Các Sắc lệnh Hòa bình và Ruộng đất được ban hành.

=> Thủ tiêu những tàn dư của chế độ phong kiến, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. 

- Ngày 30/12/1922, dựa trên cơ sở thành tựu đạt được, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập. 

- Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên được thông qua. 

=> Hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.  

 

  1. b) Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

CH: Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. 

Trả lời:

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước Xô-viết do Lênin sáng lập đã làm thay đổi căn bản số phận dân tộc Nga, đưa nước Nga từ một nước phong kiến, tư bản lạc hậu, nghèo đói trở thành một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục... hàng đầu thế giới; đưa quần chúng công - nông từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; vai trò, vị thế của nước Nga trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. 

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

  1. a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

CH: Trình bày quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- 1945-1949: Cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành nhằm xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa các xí nghiệp cảu tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ. 

- 1950-Nửa đầu thập niên 1970: Đông Âu nhận được sự trợ giúp của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Nửa sau 1970 và trong 1980: suy thoái, khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. 

 

  1. b) Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh

CH: Nêu quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh. 

Trả lời:

Quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh:

* Châu Á:

- Trug Quốc: 1949, hoàn thành thắng lợi cuộc cách dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. 

- Mông Cổ: Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập năm 1924. 

- Triều Tiên: Ngày 9/9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. 

- Lào: Sau 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triên kinh tê - xã hội. 

- Việt Nam: Sau thắng lợi của CMT8, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).  Tuy nhiên sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, năm 1975 đất nước ta mới từng bước đi lên XHCN. 

* Mỹ La-tinh:

- Cu-ba: Ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cu-ba ra đời. 

 

  1. c) Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

CH: Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Trả lời:

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu chính là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp, hành chính, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân dân, với nhiều hạn chế, sai lầm, mà không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung. Sự sụp đổ ấy có nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, sâu xa và trực tiếp. Chính những sai lầm, thiếu sót của mô hình chủ nghĩa xã hội đó không được phát hiện và khắc phục kịp thời, tồn tại kéo dài, tích tụ lại đã đẩy xã hội Xô Viết đến bờ vực của sự sụp đổ. Sự sụp đổ này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.

- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển như thế nào?

Trả lời:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển từ Đông Âu đến khu vực châu Á và Mỹ La-tinh: 

* Đông Âu: 

- 1945-1949: Cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành nhằm xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa các xí nghiệp cảu tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ. 

- 1950-Nửa đầu thập niên 1970: Đông Âu nhận được sự trợ giúp của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Nửa sau 1970 và trong 1980: suy thoái, khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. 

* Châu Á:

- Trug Quốc: 1949, hoàn thành thắng lợi cuộc cách dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. 

- Mông Cổ: Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập năm 1924. 

- Triều Tiên: Ngày 9/9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. 

- Lào: Sau 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triên kinh tế- xã hội. 

- Việt Nam: Sau thắng lợi của CMT8, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).  Tuy nhiên sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, năm 1975 đất nước ta mới từng bước đi lên XHCN. 

* Mỹ La-tinh:

- Cu-ba: Ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cu-ba ra đời. 

CH2: Chỉ ra những hạn chế trong mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Trả lời:

  • Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
  • Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Điều này dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.
  • Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
  • Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 

 

Vận dụng

CH: Chọn một nước xã hội chủ nghĩa, tìm hiểu thông tin và trình bày về sự phát triển của quốc gia nay.

Trả lời:

Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thực chất là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Như vậy, bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam chỉ là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN; còn những thành tựu đạt được dưới chủ nghĩa tư bản (CNTB), đặc biệt là khoa học, công nghệ thì chúng ta phải tiếp thu, kế thừa để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định, theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến lên CNXH và kiên định con đường đó, điều này càng được thể hiện rõ hơn qua các thời điểm mang tính chất bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đường lối tiến lên CNXH của Đảng ta thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, phù hợp với tiến trình phát triển và điều kiện lịch sử nhất định của từng thời kỳ. Từ những năm 1930, Đảng ta đã xác định rõ con đường cách mạng của nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó và trước hết là đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, bỏ qua chế độ TBCN. Ngay từ Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta khẳng định từ CNTB lên CNXH phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài, là một tất yếu khách quan; thời kỳ quá độ ở nước ta do tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN nên càng phải lâu dài và khó khăn hơn. Đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta đã có bước phát triển mới về nhận thức bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại... Các Đại hội X, XI, XII tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện về nhận thức thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, đồng thời có những đóng góp vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng (2021) đã đề ra định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

 

 

 

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 3: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay