Đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 4. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

File đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 4. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

BÀI 4: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.

CHNêu nét chính về chủ nghĩa xã  hội từ năm 1991 đến nay. 

Trả lời:

Những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay:

- Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội, đối ngoại,...

- Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Lào kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tiến hành cải cách, mở cửa, đối mới, từng bước xác định mô hình và con đường lên chủ nghĩa xã hội phù hợp.

 

2. THÀNH TỰU CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC.

  1. a) Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc

CH: Nêu những thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Trả lời:

Những thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc:

  • Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... dẫn đầu các nền kinh tế trên thể giới.
  • Về xã hội: xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói. 
  • Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, để cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...
  • Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa đã liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian Vũ Trụ.

 

  1. b) Ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc

CH: Nêu ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Trả lời:

Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng; làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật,...

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

CH1: Kể tên những nước theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay mà em biết.

Trả lời:

Hiện nay, chỉ còn 4 quốc gia là: Trung Quốc (ngoại trừ Hồng Kông và Ma Cao), Việt Nam, Cuba và Lào được chính thức công nhận là nhà nước xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin.

 

CH2: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay?

Trả lời:

Những kinh nghiệm trên của Trung Quốc trong tiến trình cải cách hành chính là những gợi mở cho Việt Nam khi đang trong quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả của hệ thống hành chính trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng chính phủ kiến tạo trong sạch, vững mạnh. Cụ thể:

- Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức trong cải cách . Để cải cách thành công, chúng ta nên xây dựng lộ trình rõ ràng, đồng thời đề ra kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Việc cải cách cũng cần được thể chế, cơ chế hóa.

- Thứ hai, chú trọng đến việc thống nhất chỉ đạo, tạo ra sự đồng thuận và nhất quán từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, để cải cách hành chính mang lại hiệu quả cao cho xã hội thì cũng nên tiến hành hài hòa, đồng bộ với cải cách lập pháp, tư pháp, tiến tới xây dựng chính phủ pháp trị “hành pháp theo đúng pháp luật”.

- Thứ ba, coi việc đáp ứng mong mỏi của người dân, xã hội và doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của cải cách. Cải cách nên tập trung vào bốn nội dung chính: điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và cung cấp dịch vụ công, trong đó cải cách dịch vụ công nên tập trung vào việc nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ công vụ viên.

 

Vận dụng

CH1: Tìm hiểu và trình bày thông tin về con đường" xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".

Trả lời:

Đường lối CNXH đặc sắc Trung Quốc chính là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân các dân tộc Trung Quốc đã đứng vững trên tình hình thực tiễn của đất nước, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN, nền chính trị dân chủ XHCN, nền văn hóa tiên tiến XHCN, xã hội hài hòa XHCN, thúc đẩy phát triển toàn diện con người, từng bước thực hiện toàn thể nhân dân cùng giàu có, xây dựng đất nước hiện đại, XHCN văn minh, hài hòa, dân chủ, giàu mạnh.

Hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc bao gồm lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại biểu” của Giang Trạch Dân và quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào, trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc luôn được cải tiến để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp cải cách mở cửa và hiện đại hóa XHCN của Trung Quốc.

Chế độ CNXH đặc sắc Trung Quốc bao gồm việc lấy chế độ chính trị Đại hội đại biểu nhân dân làm căn bản, chế độ đa đảng hợp tác và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ chính trị khu vực dân tộc tự trị và chế độ các cơ tầng quần chúng tự trị, hệ thống pháp luật CNXH đặc sắc Trung Quốc, chế độ công hữu làm chủ thể, chế độ kinh tế căn bản nhiều loại sở hữu cùng phát triển. Các thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, thể chế xã hội,... đều được xây dựng trên nền tảng các chế độ trên.

 

CH2: Liên hệ những lĩnh vực cải cách mở cửa của Trung Quốc và cho biết những lĩnh vực này có gì tương đồng với Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

Trả lời:

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, Trung Quốc, Việt Nam đều điều chỉnh đường lối, chiến lược, dồn trọng tâm cho các chủ trương, chính sách khắc phục khủng hoảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới.

* Một là, Việt Nam và Trung Quốc đều xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Mọi nhiệm vụ khác phải góp phần phục vụ nhiệm vụ trung tâm này nhằm chấm dứt tình trạng thiếu đói, khan hiếm hàng hóa, dịch vụ, khẩn trương giảm nghèo, giải phóng sức sản xuất, tạo ra nhiều của cải, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Cụ thể, Trung Quốc đã ưu tiên phát triển các tỉnh duyên hải Đông Nam, tạo ra các đầu tầu cần thiết kéo đoàn tàu khổng lồ của quốc gia hơn 1,4 tỷ dân ra khỏi nghèo đói, khủng hoảng.

- Còn Việt Nam tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: Chương trình sản xuất lương thực - thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu; nhờ vậy, đến năm 1996, về cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng, bước vào thời kỳ phát triển mới.

* Hai là, trên cơ sở phục hồi quan trọng đó, các nước xã hội chủ nghĩa đã năng động, sáng tạo xây dựng mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với bối cảnh mới của thời đại và điều kiện cụ thể của đất nước.

Trung Quốc đang mở ra hành trình mới xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện, Việt Nam cũng phấn đấu vươn lên hướng tới hai mục tiêu Một trăm năm.

 

 

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay