Đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 7. P3. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ trước năm 1945)

File đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 7_P3. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ trước năm 1945). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945) (P3)

 

3. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG.

a) Kháng chiến chống quân Triệu

CH: Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong kháng chiến chống quân Triệu. 

Trả lời:

♦ Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhà nước Âu Lạc trước quân Triệu:

- Thứ nhất, Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

+ Sau nhiều lần xâm lược bằng vũ trang thất bại do nước Âu Lạc có lực lượng quân sự mạnh, có thành Cổ Loa kiên cố, nội bộ đoàn kết, Triệu Đà buộc phải thay đổi thủ đoạn xâm lược: thực hiện kế hoạch giảng hòa với Âu Lạc, xin cầu hôn con gái An Dương Vương là công chúa Mị Châu cho Trọng Thủy (con trai của Triệu Đà).

+ Trọng Thủy sau khi kết hôn với Mị Châu, xin được ở rể tại Âu Lạc, trong thành Cổ Loa để có cơ hội điều tra tình hình bố phòng và các bí mật quân sự của Âu Lạc. Mặt khác, Trọng Thủy còn dùng tiền để mua chuộc, li gián nội bộ chính quyền Âu Lạc, …

- Thứ hai, chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Thứ ba, nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu. Ví dụ: tướng quân Cao Lỗ khuyên An Dương Vương không nên chấp nhận đề nghị kết hôn - cầu hòa của Triệu Đà => không được An Dương Vương chấp thuận, Cao Lỗ đã xin từ chức.

b) Kháng chiến chống quân Minh

CH: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh thời Hồ Qúy Ly (năm 1407). 

Trả lời:

 

c, Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX.

 

d, Nguyên nhân không thành công.

CH: Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu: 

 

Trả lời:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Nguyên nhân thất bại

1

Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.

2

Kháng chiến chống quân Minh (1407)

- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).

3

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo, ...

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. 

Trả lời:

- Vai trò:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam, có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước.

+ Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội, để lại nhiều bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

- Ý nghĩa:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Tổ tiên ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, lòng tự hào dân tộc.

 

CH2: Vẽ sơ đồ tư duy các cuộc  kháng chiến thắng lợi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì ? 

Trả lời:

 

Vận dụng

CH1: Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 

Trả lời:

- Phân tích bài học kinh nghiệm: phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc

+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

- Ví dụ: phát huy sức khối đoàn kết toàn dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19

+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân.

+ Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.

=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh. 

 

CH2: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong  lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945).

Trả lời:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Nguyễn Huệ

+ Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.

+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay