Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
File đáp án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo
BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘKHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hình 1 và hình 2 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
Trả lời:
Em liên tưởng đến hoạt động trồng lúa nước và làm đồ thủ công truyền thống.
KHÁM PHÁ
- Dân cư
Câu hỏi: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Xác định trên lược đồ các khu vực có mật độ dân số dưới 1000 người/km², từ 1000 - 2000 người/km² và trên 2000 người/km² của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Giải thích vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc.
Trả lời:
- Một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Kinh, Sán, Dìu, Nùng, Dao, Tày, Thái,...
- Khu vực có mật độ dân số:
- Dưới 1000 người/km²:Vĩnh Phúc, Ninh Bình
- Từ 1000 - 2000 người/km²:Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định
- Trên 2000 người/km²:Hà Nội
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông.
- Hoạt động sản xuất
- a) Trồng lúa nước
Câu hỏi: Quan sát hình 4, hình 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả hoạt động sản xuất trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Trồng lúa có nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa. Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.
- b) Nghề thủ công truyền thông
Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả hoạt động sản xuất của một nghề thủ công truyền thống.
Trả lời:
Một số làng nghề truyền thống:
- Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội)
- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
- Làng chiếu cói Kim Sơn (Ninh Bình)
Mô tả hoạt động sản xuất của một nghề thủ công truyền thống: Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa nổi tiếng cả nước, đã tồn tại hơn một nghìn năm. Nguyên liệu làm lụa chủ yếu từ tơ tằm. Để tạo ra lụa, người dân đã trồng dâu, nuôi tằm. Sau khi tằm nhả tơ, đóng kén, các thợ thủ công chọn ra những chiếc kén già nhất rồi kéo kén, guồng tơ mà mắc cửi, đưa vào máy dệt.
- Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Câu hỏi: Quan sát hình 6 và đọc thông tin, em hãy mô tả đặc điểm của đê sông Hồng.
Trả lời:
Trải qua hàng nghìn năm, đê sông Hồng trở thành một hệ thống hoàn chính với chiều dài lên đến hàng nghìn ki lô mét.
Đê sông Hồng có độ cao trung bình từ 6m đến 8m tùy từng vị trí, có nơi cao hơn 10m. Chân đê rộng từ 30m đến 50m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông. Dân cư tập trung đông trong các đô thị.
Câu 2: Tại sao nói đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ?
Trả lời:
Mùa mưa, lũ dâng cao ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn. Vì thế, đê được đắp nhằm ngăn lũ, bảo vệ làng xã, ruộng đồng,... Đê sông Hồng trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một hệ thống hoàn chỉnh với chiều dài lên đến hàng nghìn ki-lô-mét.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Tìm hiểu và giới thiệu một làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ mà em ấn tượng nhất.
Trả lời:
Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nằm bên bờ sông Đuống êm đềm, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, và là dòng tranh được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Làng Đông Hồ nổi tiếng với dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.
Nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy được làm từ vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó, công đoạn khá là công phu, tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo tay của người thợ lành nghề.
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ