Đáp án Lịch sử và Địa lí 5 chân trời Bài 3: Biển, đảo Việt Nam
File đáp án Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 3: Biển, đảo Việt Nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
BÀI 3. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hãy kể tên các tỉnh, thành phố ven biển ở Việt Nam mà em biết
Hướng dẫn chi tiết:
Các tỉnh, thành phố ven biển ở Việt Nam mà em biết là: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, Khánh Hòa, Cà Mau, Kiên Giang...
KHÁM PHÁ
1. Khái quát về biển, đảo việt nam
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam.
Hướng dẫn chi tiết:
- Vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông, có nhiều đảo và quần đảo
- Có 3 đảo lớn nhất là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đảo Cát Bà (Hải Phòng) và đảo Cái Bầu (Quảng Ninh)
- Có 2 quần đảo lớn nhất là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) nằm tại vị trí trung tâm biển Đông, có vị trí địa lý thuận lợi
2. Công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển đông
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy trình bày một số nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Hướng dẫn chi tiết:
Hình 2:
- Từ thế kỉ XVII, nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí và khai thác tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Năm 1838, vua Minh Mạng cho vẽ “Đại Nam thống nhất toàn đồ” thể hiện rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
- Thời Pháp thuộc, bia chủ quyền được Pháp dựng ở quần đảo Hoàng Sa
Hình 4:
- Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa, tham gia “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”
- Năm 2002, Việt Nam kí “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hoàn thành bảng thông tin về biển, đảo Việt Nam theo mẫu dưới đây vào vở:
Hướng dẫn chi tiết:
Nội dung |
Thông tin |
Vùng biển Việt Nam | Vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông, có nhiều đảo và quần đảo |
Tên một số quần đảo | Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa |
Tên một số đảo | đảo Phú Quốc , đảo Cát Bà, đảo Cái Bầu, đảo Bạch Long Vĩ,... |
Câu 2: Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Hướng dẫn chi tiết:
Một só bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Lịch sử khai phá và lập chủ quyền:
- Ông cha chúng ta từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển và đảo khác.
- Các hoạt động khai thác tài nguyên, thực hiện bảo vệ và thực thi chủ quyền đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử.
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS 1982):
- Việt Nam kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng biện pháp hòa bình, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
- UNCLOS 1982, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa, cũng như các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Bằng chứng pháp lí và tài liệu lịch sử:
- Tài liệu lịch sử như “Phủ biên tạp lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn miêu tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa và công việc khai thác của chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này.
- Các bằng chứng pháp lí và lịch sử này là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Câu 3: Sưu tầm, kể lại một câu chuyện hoặc đọc một bài thơ về biển, đảo Việt Nam, sau đó nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc bài thơ đó.
…
=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 3: Biển, đảo Việt Nam