Đáp án sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 17. P2. Cảm ứng ở động vật

File đáp án sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 17_P2. Cảm ứng ở động vật. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

IV. CUNG PHẢN XẠ

CH 8: Quan sát Hình 17.8, hãy:

a, Kể tên và cho biết chức năng của các thành phần trong cùng một cung phản xạ

b, Cho ví dụ về sự dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

Trả lời:

a, Thành phần trong một cung phản xạ

- Cơ quan thụ cảm bị kích thích: Tiếp nhận kích thích

- Neuron cảm giác: Mang tín hiệu từ các giác quan đến não và tủy sống

- Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí thông tin

- Neuron vận động: Kết nối với các nơron chuyển tiếp. Các nơron vận động nhận và đưa tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ bắp

- Cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến): Trả lời kích thích

b, Ví dụ: Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

CH 9: Loại thụ thể nào sẽ tiếp nhận kích thích trong các ví dụ sau:

a, Động vật sử dụng từ trường của trái đất để định hướng khi di cư

b, Khi nồng độ  trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tăng nhịp hô hấp

c, Sự cử động của các sợi râu ở mèo sẽ giúp cảm nhận được môi trường xung quanh

d, Có cảm giác đau khi vô tình chạm phải gai xương rồng

Trả lời:

a, Thụ thể điện từ

b, Thụ thể hóa học

c, Thụ thể cơ học

d, Thụ thể đau

Luyện tập: Điều gì sẽ xảy ra nếu thụ thể đau ở người bị tổn thương

Trả lời:

Khi thụ thể đau bị tổn thương, sẽ không phát hiện cảm giác đau vì không có thụ thể thông báo cho não biết về kích thích có hại cho cơ thể gây ra bởi các tác nhân khiến cơ thể bị đau.

CH 10: Hãy cho biết vị giác, khứu giác và xúc giác có vai trò như thế nào trong quá trình săn mồi ở động vật.

Trả lời:

- Vị giác: Nhận biết loại thức ăn có thể và không thể ăn, cảm nhận các vị quen thuộc như ngọt, mặn, chua, đắng và ngọt thịt

- Khứu giác: Nhận biết cảm giác về mùi của các phân tử tồn tại trong không khí, ngoài ra còn có tác dụng trong việc thăm dò môi trường như phát hiện kẻ thù, con mồi, đồng loại,...

- Xúc giác: Tiếp nhận sự va chạm, áp suất, rung động, chuyển động được tiếp nhận bởi các thụ thể xúc giác

CH 11: Quan sát Hình 17.12, hãy trình bày con đường thu nhận và truyền tín hiệu âm thanh ở tai. Nếu màng nhĩ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự thu nhận và truyền âm thanh ở tai

Trả lời:

- Sóng âm truyền từ nguồn phát âm đến màng nhĩ nhờ vành tai và ống tai ngoài. Sự rung động của màng nhĩ được truyền qua chuỗi xương tai ở tai giữa đến cửa sổ bầu dục ở tai trong giúp âm thanh được khuếch đại, cũng như điều chỉnh việc truyền các âm có tần số thấp, bảo vệ tai khỏi các âm có cường độ lớn, giảm tạp âm,... Âm thanh được truyền từ tai trong đến các thụ thể cảm nhận thính giác (là các tế bào có lông tập hợp thành cơ quan Corti nằm trong ốc tai), rồi truyền về vùng cảm nhận thính giác ở vỏ não.

- Nếu chỉ rách màng nhĩ đơn thuần thì có thể gây điếc nhẹ hoặc giảm khả năng nghe, nếu tổn thương sâu đến tai trong thì mức độ điếc nặng hơn.

CH 12: Quan sát Hình 17.13, hãy trình bày con đường thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng ở mắt

Trả lời:

Ánh sáng truyền từ các vật đi vào mắt thông qua giác mạc, thủy dịch, đồng tử, thủy tinh thể và dịch kích truyền đến các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc. Các tế bào này phản ứng kích thích ánh sáng và khởi phát xung thần kinh đến các tế bào lưỡng cực. Từ tế bào lưỡng cực,xung thần kinh được truyền đến các tế bào hạch rồi theo các sợi thần kinh thị giác đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não. Quá trình này có thể tham gia kiểm soát bởi tế bào ngang và tế bào amacrine

CH 13: Các cơ xương có thể hoạt động độc lập với nhau là nhờ đặc điểm nào?

Trả lời:

Vì các cơ xương được điều khiển bởi các synapse với nhiều sợi cơ khác nhau

V. CÁC LOẠI PHẢN XẠ

CH 14: Xác định các ví dụ sau đây thuộc loại phản xạ nào?

a, Rụt tay lại khi chạm vào vật nhọn

b, Thấy tín hiệu đèn giao thông màu đỏ thì dừng xe lại.

c, Khi dùng đá để đập vỡ vỏ hạt cứng

Trả lời:

a, Phản xạ không điều kiện

b, Phản xạ có điều kiện

c, Phản xạ có điều kiện

CH 15: Quan sát Hình 17.15, hãy mô tả quá trình hình thành phản xạ tiết nước bọt ở chó khi có ánh sáng. Xác định rõ đâu là trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện và trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện

Trả lời:

- Bật đèn sáng sau 2s thì cho chó ăn. Chó có phản xạ tiết nước bọt. Lặp lại thí nghiệm này nhiều lần thì hình thành phản xạ mới ở chó là cứ bật đèn sáng không cho ăn thì chó vẫn có phản xạ tiết nước bọt.

- Trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện: Các trung tâm thần kinh dưới vỏ não

- Trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện: Thần kinh trung ương

Luyện tập: Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày cơ chế phản xạ tiết nước bọt ở chó khi nghe tiếng chuông

Trả lời:

- Khi rung chuông thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía âm thanh (phản xạ không điều kiện)

- Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn.

- Rung chuông khi cho chó ăn thì trung khu thính giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống.

- Nếu kết hợp rung chuông (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ rung chuông (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.

VI. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ THẦN KINH

CH 16: Kể thêm một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mà em biết

Trả lời:

Một số bệnh khác: bệnh động kinh, đa xơ cứng, u não, đau nửa đầu migraine,...

CH 17: Giải thích cơ chế tác dụng giảm đau của một số loại thuốc giảm đau

Trả lời:

Ví dụ:

- Aspirin: Các tế bào bị tổn thương sẽ tiết ra một lượng lớn enzyme cyclooxygenase-2, có tác dụng sản sinh các prostaglandin, gây ra cảm giác đau và viêm. Aspirin sẽ tiếp cận vị trí xung quanh tế bào thương tổn và ngăn chặn sự sản sinh các prostaglandin. Sự biến mất của các prostaglandin đồng nghĩa với sự biến mất của tín hiệu đau. Do đó, cơn đau sẽ được giảm bớt mặc dù các tế bào vẫn còn bị tổn thương.

- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ức chế tác động của enzym cyclo-oxygenase (COX), chất tạo ra prostaglandin. Trong quá trình nhiễm trùng, prostaglandin có thể tác động lên vùng dưới đồi, dẫn đến nhiệt độ tăng cao và gây ra cảm giác đau. Do đó, việc NSAID ức chế tác động của enzym COX sẽ làm suy yếu quá trình sản xuất prostaglandin khiến nhiệt độ cơ thể giảm về mức bình thường.

CH 18: Cho biết vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể

Trả lời:

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.

CH 19: Kể tên một số chất có hại cho hệ thần kinh. Cho biết tác hại của các chất đó

Trả lời:

- Trà đậm, cà phê (Cafein), khí cười - bóng cười (N2O),... Gây khó ngủ, kiến cho hệ thần kinh không được phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi.

- Ma túy, thuốc lá (Nicotin), cocain,... Khiến cho người sử dụng không tự chủ được bản thân, gây ảo giác.

- Bia, rượu (acoho - cồn)… Làm hệ thần kinh hoạt động kém, phản ứng chậm.

Luyện tập: Tại sao khi hệ thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh

Trả lời:

Hệ thần kinh giúp điều hòa, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất, đảm bảo cho cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường sống.

Vận dụng: Piperazin và pyrantel là hai loại thuốc có tác dụng tẩy một số loại giun kí sinh ở người (giun đũa, giun kim) thông qua ức chế hoạt động của hệ thần kinh. Hãy tìm hiểu và cho biết hai loại thuốc trên ức chế hoạt động của hệ thần kinh của giun bằng cách nào

Trả lời:

- Piperazin là một chất đồng vận thụ thể GABA (Gamma-aminobutyric acid). Piperazine liên kết trực tiếp và có chọn lọc vào các thụ thể GABA ở màng cơ, gây ra hiện tượng tăng phân cực các đầu dây thần kinh, dẫn đến chứng tê liệt mềm của giun. Trong khi giun bị tê liệt, nó bị bong ra khỏi lòng ruột và được tống xuất ra khỏi cơ thể theo nhu động ruột bình thường.

- Pyrantel có tác dụng phong bế thần kinh - cơ khử cực trên các loại giun nhạy cảm với thuốc thông qua giải phóng acetylcholin và ức chế cholinesterase, kết quả là kích thích receptor nicotinic ở hạch của giun nhạy cảm, làm giun bị liệt cứng. Sau đó, giun sẽ bị tống ra ngoài do nhu động ruột.

=> Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 17: Cảm ứng ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay