Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn sinh học lớp 11 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

Bản xem trước: Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 24. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
  • So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa; quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để nhằm giải thích được cơ sở khoa học và đưa được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chỉnh khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật; ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
  • Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh về hình thức sinh sản vô tính, các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật.
  • Video minh họa về quy trình nhân giống vô tính ở thực vật, diễn biến của quá trình thụ tinh và các kiểu thụ phấn nhờ tác nhân sinh học và phi sinh học.
  • Mẫu vật thật của các loài hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa thụ phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng, các loại hạt có hoặc không có nội nhũ hay các loại quả có số lượng hạt khác nhau.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS nêu lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật.
  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

Bên cạnh hoa mai và hoa đào ngày Tết, hoa lan cũng là loài hoa được nhiều người dùng để trang trí nhà cửa. Hoa lan sở hữu vẻ ngoài sang trọng, quý phái, đồng thời nó mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

  

So với các loài hoa khác, hoa lan khá lâu tàn, có thể duy trì đến 3 tháng. Vậy nếu nhân giống hoa lan bằng cách đợi cây ra quả và cho hạt giống thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo em, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ tết, những nhà vườn đã thực hiện bằng cách nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS ôn lại kiến thức cũ.
  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: có 2 phương pháp phổ biến là giâm cành bằng các thân đốt (kie) và nhân giống bằng Invitro (nuôi cấy mô)

           

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Giâm cành và nuôi cấy mô là hai trong các phương pháp sinh sản vô tính ở thực vật. Ngoài ra thực vật còn có các hình thức sinh sản vô tính, hữu tính nào? Sinh sản ở thực vật có khác gì so với động vật? Để hiểu rõ được vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 24. Sinh sản ở thực vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính

  1. Mục tiêu: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu nội dung của hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Trả lời câu hỏi 1, 2, luyện tập sgk trang 159, đồng thời hoàn thành phiếu học tập phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
  3. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi về hình thức sinh sản sinh dưỡng và nội dung còn thiếu của bảng trong phiếu học tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép:

*GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1 & 2 đọc thông sgk mục I, quan sát hình 24.1 và tìm hiểu về hình thức sinh sản sinh dưỡng.

+ Nhóm 3 & 4 đọc thông tin sgk mục I, quan sát hình 24.2 và tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử.

*GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành ghép nhóm 1 với nhóm 3; nhóm 2 với nhóm 4 để các nhóm chia sẻ thông tin cho nhau.

- Các nhóm mảnh ghép thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 159.

Câu 1: Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính.

Câu 2: Quan sát hình 24.2, hãy mô tả quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu. Trong đó, xác đinh sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn nào.

Câu luyện tập: Trong chu kì sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội hay lưỡng bội chiếm ưu thế?

- Đồng thời các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập sau:

Đặc điểm phân biệt

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản sinh dưỡng

Nguồn gốc cây con

Khả năng phát tán

Xen kẽ hê đơn bội và lưỡng bội trong vòng đời

Số lượng cá thể tạo ra được trong 1 lần sinh sản

Gặp ở nhóm thực vật

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Sinh sản vô tính

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 159:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính vì cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 159:

Thể giao tử được hình thành từ bào tử đơn bội (n) và bào tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của thể bào từ 2n. Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n) và phát triển thành thể bào tử. Sinh sản vô tính diễn ra trong giai đoạn

- Đáp án câu luyện tập sgk trang 159:

Trong chu kì sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội chiếm ưu thế.

- Đáp án phiếu học tập:

Đặc điểm phân biệt

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản sinh dưỡng

Nguồn gốc cây con

Bào tử nằm trong túi bào tử cây mẹ

Từ một phần cơ thể mẹ.

Khả năng phát tán

Rộng

Hẹp

Xen kẽ hê đơn bội và lưỡng bội trong vòng đời

Không

Số lượng cá thể tạo ra được trong 1 lần sinh sản

Nhiều

Ít

Gặp ở nhóm thực vật

Rêu, dương xỉ

Đa số các loài thực vật: Khoai lang, khoai tây, …

⇨     Kết luận:

- Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá…

- Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng.

  1. Mục tiêu: Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm với nhiệm vụ tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính, trả lời câu 3, luyện tập sgk trang 160, 161.
  3. Sản phẩm: Các khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính, đáp án cho câu hỏi 3, luyện tập sgk trang 160, 161.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính:

+ Nhóm 1: Phương pháp giâm cành.

+ Nhóm 2: Phương pháp chiết.

+ Nhóm 3: Phương pháp ghép.

+ Nhóm 4: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 sgk trang 160 và câu luyện tập sgk trang 161.

Câu 3: Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp nào để nhân giống các cây trồng mang những đặc tính mong muốn? Cho ví dụ.

Câu luyện tập: Tại sao nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra số lượng cây trồng có đặc điểm giống nhau? Điều này có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung đã được giao và trình bày vào bảng nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn

a) Giâm cành

- Khái niệm: là hình thức tạo cây mới từ một đoạn thân hoặc cành bằng cách cắm một đầu của các đoạn thân, cành vào đất ẩm, đầu còn lại ở trên mặt đất cho đến khi đam rễ, mọc chồi.

- Ưu điểm: tạo ra số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn.

- Nhược điểm: cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi.

b) Chiết cành

- Khái niệm: là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành bằng cách bọc đất mùn quang vị trí lớp vỏ, sau đó cắt rời cành đã ra rễ đem trồng.

- Ưu điểm: cho tỉ lệ sống cây con cao, cây thấp, lá gọn, sinh trưởng nhanh và khỏe nên thuận tiện cho chăm sóc.

- Nhược điểm: hệ số nhân giống không cao, tuổi thọ của giống cây thấp.

c) Ghép

- Khái niệm: là phương pháp nhân giống sử dụng một đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép vào thân hay gốc ghép của một cây khác, sao cho bề mặt tiếp xúc áp thật sát vào nhau.

- Ưu điểm: cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hệ rễ khỏe, sức chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh hay sâu bệnh.

- Nhược điểm: bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, có thể lây bệnh từ cây mẹ sang  cây con, cây nhanh già, chu kì khai thác ngắn.

d, Nuôi cấy mô tế bào thực vật

- Khái niệm: là kĩ thuật nuôi cấy tế bào trong môi trường in vitro có chứa các chất dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây con.

- Ưu điểm: hệ số nhân giống cao, ứng dụng nhiều loại cây khác nhau, tiến hành nhân giống quanh năm, giống cây sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài, phục chế được các giống quý bị thoái hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nhược điểm: Chi phí cao, đòi hỏi có kĩ thuật tay nghề.

- Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 160:

Trong nông nghiệp, người ta đã sử dụng các phương pháp:

+ Giâm. VD: mía, khoa lang, sắn dây, dâu tằm…

+ Chiết. VD: các cây ăn quả như nhãn, bưởi…

+ Ghép. VD: các cây ăn quả như cam, bưởi,.. ; cây cảnh như hoa hồng, hoa giấy,..

+ Nuôi cấy mô tế bào thực vật. VD: các loại gỗ quý: Vù hương, sa nhân, trầm hương,..

- Đáp án câu luyện tập sgk trang 161:

Nuôi cấy mô tế bào thực vật tạo ra số lượng cây trồng có đặc điểm giống hệt nhau do các cây con được sinh ra từ các mẩu mô của cây mẹ thông qua quá trình nguyên phân.

Điều này giúp chúng ta có thể phục chế các giống quý bị thoái hóa, sản xuất được số lượng lớn cây trồng mới, sạch bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của hoa.

  1. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo chung của hoa và vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin trong sgk, hoạt động nhóm 4, nêu cấu tạo của hoa và trả lời câu hỏi 4, 5 sgk trang 161, 162.
  3. Sản phẩm: Cấu tạo của hoa, vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 24.5 trong sgk và trả lời câu hỏi 4 sgk trang 161:

Quan sát hình 24.5 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả cấu tạo chung của hoa.

 

- Hoạt động nhóm bốn thảo luận vào đưa ra đặc điểm cấu tạo và vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa bằng cách hoàn thành bảng sau:

 

Bộ phận

Đặc điểm, cấu tạo

Vai trò

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

II. Sinh sản hữu tính

1. Cấu tạo chung của hoa

- Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 161:

Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản), hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.

- Bộ phận bất thụ: lá đài và các cánh hoa.

- Bộ phân hữu thụ: nhị hoa và lá noãn (nhụy).

 

 

- Đáp án câu hỏi thảo luận

Bộ phận cấu tạo hoa

Đặc điểm, cấu tạo

Lá đài

Thường có màu lục, bao bên ngoài nụ hoa hoặc nằm dưới cánh hoa khi nở

Cánh hoa

Thường có màu sắc sặc sỡ, bao bên ngoài nhị và nhụy hoa.

Nhị hoa

Gồm chỉ nhị dài mang bao phấn (thường có màu vàng khi chín)

Nhụy hoa

Gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Núm nhụy thường có chất dính

 

Bộ phận cấu tạo hoa

Vai trò

Lá đài

Bảo vệ chồi/nụ trước khi nở

Cánh hoa

Thu hút côn trùng, bảo vệ bộ phận bên trong hoa.

Nhị hoa

Bộ phận sinh ra hạt phấn, giúp phát tán hạt phấn

Nhụy hoa

Bộ phận chứa túi phôi (có giao tử cái là trứng), tham gia quá trình hình thành hạt và quả.

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

  1. Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt; So sánh được hình thức sinh sản vô tính với các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
  2. Nội dung: GV giới thiệu về các giai đoạn của sinh sản hữu tính ở thực vật, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. HS quan sát video nêu diễn biến của quá trình thụ phấn và thụ tinh; Chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu về quá trình tạo hạt và quả; trả lời các câu hỏi 5, 6, 7 trong sgk.
  3. Sản phẩm: Diễn biến của 3 giai đoạn hình thành hạt phấn và túi phấn; thụ phấn và thụ tinh; hình thành quả và hạt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 5 sgk trang 162:

Quan sát hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát video kết hợp đọc thông tin, hình ảnh trong sgk, nêu diễn biến quá trình thụ phấn và thụ tinh.

https://www.youtube.com/watch?v=KOm_JNfJ_QE

 (từ 1:10 đến 2:18)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 6 sgk trang 163:

Tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa gọi là thụ tinh kép.

 

 

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành hạt qua Hình 24.8 gsk và các mẫu vật thật về các loại hạt. Đồng thời trả lời  ý 1 câu 7 sgk trang 163:

Hạt được hình thành như thế nào?

Các mẫu hạt:

Hạt đậu

 

Hạt ngô

+ Nhóm 2: Nghiên cứu tài liệu, quan sát các loại quả thật được chuẩn bị để chỉ ra vai trò của quả cũng như cách quả hình thành. Đồng thời trả lời  ý 2 câu 7 sgk trang 163:

Quả được hình thành như thế nào? Trong quá trình chín, quả đã có những biến đổi sinh lý như thế nào?

Các mẫu quả:

Quả ổi xanh

Quả ổi chín

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

 

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

2. Quá trình hình thành hạt phấn túi phôi

- Đáp án câu hỏi 5 sgk trang 162

- Hình thành hạt phấn:

Hạt phấn (thể giao tử đực) được hình thành từ các tế bào mẹ (2n) trong bao phấn. Qua giảm phân mỗi tế bào con được bao bọc bởi một thành dày chung tạo thành hạt phấn. Tế bào bé bé là tế bào sinh sản, tế bào lớn là tế bào ống phấn.

 

- Hình thành túi phôi:

Túi phôi (thể giao tử cái) được hình thành từ tế bào mẹ (2n) của noãn. Qua giảm phân, hình thành bốn bào tử đơn bội (n), trong đó, có một bào tử cái sống sót, ba bào tử còn lại bị tiêu biến. Bào tử cái nguyên phân liên tiếp 3 lần hình thành nên túi phôi. Trong túi phôi gồm 3 tế bào đối cực, một tế bào nhân cực chứa 2 nhân đơn bội, một tế bào trứng và 2 tế bào kèm.

⇨     Đặc điểm khác nhau: Hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực). Còn quá hình thành túi phôi: trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).

 

3. Thụ phấn và thụ tinh

- Quá trình thụ phấn:

+ Là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của cùng một hóa hoặc của hoa khác.

+ Có 2 hình thức thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

- Quá trình thụ tinh:

+ Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm, tế bào sinh sản nguyên phân tạo hai tinh tử, tế bào ống phấn dãn dài tạo thành ống phấn theo vòi nhụy vào trong bầu nhụy. Hai tinh tự di chuyển trong ống phấn và được mang đến noãn. Khi ống phấn kéo dài đến túi phôi, thông qua lỗ noãn, ống phân đi vào túi phôi và giải phóng hai tinh tử. Một tinh tử thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử (2n), tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào nhân cực tạo thành nhân tam bội (3n), về sau phát triển thành nội nhũ.

 

+ Quá trình thụ tinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong: tương hợp di truyền, hàm lượng auxin nội sinh hay yếu tố ngoại cảnh: độ ẩm, gió, nhiệt độ.

Đáp án câu hỏi 6 sgk trang 163:

Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra với sự tham gia đồng thời của 2 tinh tử (giao tử đực) nên quá trình này được gọi là thụ tinh kép.

 

4. Sự hình thành hạt và quả.

a) Quá trình hình thành hạt:

Đáp án  ý 1 câu hỏi 7 sgk trang 163.

+ Sau khi thụ tinh, noãn chứa hợp tử 2n và nhân tam bội 3n phát triển thành hạt. Hợp tử phân chia liên tiếp nhiều lần rồi phân hóa hình thành nên cấu trúc của phôi lá mầm, thân mầm và rễ mầm. Nhân tam bội phân chia tạo nội nhũ chứa chất dinh dưỡng.

+ Hạt chia ra làm hai loại: Hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ.

 

 

 

b) Quá trình hình thành quả:

Đáp án  ý 2 câu hỏi 7 sgk trang 163.

+ Hạt xuất hiện làm tăng lượng hormone (auxin, cytokinin, gibberellin) khuếch tán vào bầu nhụy thúc đẩy các tế bào phân chia, tăng kích thước dẫn đến hình thành quả.

+ Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt.

+ Khi quả chín thường có màu sắc bắt mắt, mềm đi và có hương vị hấp dẫn, do vật trở thành thức ăn của các loài sinh vật, nhờ đó hạt được phát tán đi xa. Một số loại quả có hình dạng đặc biệt giúp quả và hạt phát tán nhờ gió:

Quả chò

 

Quả bồ công anh

Số khác, quả có vỏ khô lại khi chin và tự nứt ra:

Quả đậu hà lan

 

Quả đậu xanh

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật qua các câu hỏi trong phiếu bài tập.
  3. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho ba câu hỏi liên quan đến các hình thức sinh sản vô tính và hữu ở thực vật.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Hình thức tạo cây con

Cơ sở tế bào học

Ưu điểm

Hạn chế

 

Câu 2: Bằng kiến thức quan sát thực tế, em hãy hoàn thành bảng dưới đây và rút ra nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên.

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

Cơ quan, bộ phận tạo cây con

 

 

 

 

 

 

Câu 3: Vườn nhà Bác Minh có một cây bưởi cho quả rất ngon, bác muốn nhân giống thêm vài cây nữa ở góc vườn, em hãy gợi ý cho bác Minh phương pháp nhân giống phù hợp và thuyết phục bác thực hiện theo lời khuyên của em.

………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu 1:

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Hình thức tạo cây con

Cây con được hình thành từ các cơ quan, bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ (lá, thân, rễ)

Cây con được hình thành từ quá trình nảy mầm của hạt, trong đó hạt là kết quả của quá trình thụ tinh.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân.

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Ưu điểm

- Không cần có quá trình thụ tinh, cây con tạo ra mang đầy đủ đặc điểm của cây mẹ, đảm bảo cho cây phát thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

- Là hình thức sinh sản phù hợp khi mật độ cá thể thấp

Tạo ra sự đa dạng di truyền đảm bảo cho cây con có thể sống sót trước sự thay đổi của môi trường.

Hạn chế

Cây con mang bộ gene và đặc điểm giống hệt cây mẹ, không có sự đa dạng di truyền, nên khả năng thích nghi bị hạn chế khi môi trường sống thay đổi.

Khả năng gặp gỡ của giao tử đực và cái bị hạn chế trong trường hợp mật độ cá thể thấp dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể.

  • Việc duy trì song song cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính giúp thực vật duy trì nòi giống, đảm bảo mật độ cá thể của quần thể trong điều kiện sống khác nhau.

 

Câu 2:

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

Cơ quan, bộ phận tạo cây con

Rễ củ

Thân rễ

Thân  rễ

Thân bò

 

Câu 3:

Bác Minh nên sử dụng hình thức chiết cành để nhân giống cây bưởi vì:

  • Chiết cành dễ thực hiện, không đòi hỏi phương tiện hay kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là khi so sánh với phương pháp in vitro.
  • Chiết cành sẽ rút ngắn thời gian cho quả của cây giống, đồng thời giữ được các đặc tính tốt giống với cây bưởi mẹ so với phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)
  • Chiết cành tăng tỉ lệ sống của cây giống cơ với phương pháp giâm cành.
  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi giải ô chữ để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng những kiến thức của bài học vào đời sống.
  3. Nội dung: HS tham gia trò chơi giải ô chữ theo hình thức xung phong xin chọn câu hỏi của từ khóa hàng ngang, nếu trả lời đúng sẽ có cơ hội trả lời từ khóa hàng dọc (màu vàng), nếu trả lời đúng là người chiến thắng.
  4. Sản phẩm: Đáp án của HS cho những câu hỏi trong trò chơi ô chữ (là những từ khóa hàng dọc và ngang).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS trò chơi giải ô chữ:

+ Câu hỏi

Câu 1: Nếu nhà em cần nhân giống cây hành hoa từ một khóm hành nhỏ trong vườn. Em nên sử dụng phương pháp nhân giống nào?

Câu 2: Trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, các tế bào được nuôi cấy trong môi trường gì?

Câu 3: Nơi giàu chất dinh dưỡng giúp nuôi phôi và cây mầm, đến khi cây con có thể tự dưỡng.

Câu 4: Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cáo tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 5: Trong các loài cây sau, cây nào có quả, hạt hình dạng đặc biệt giúp cây phát tán giống đi xa nhờ gió: Cây nhãn, cây ổi, cây đào, cây sữa, cây hoa cúc, cây táo.

Câu 6: Các loài rêu, dương xỉ có hình thức sinh sản bằng gì?

Câu 7: Quả thường có mùi vị hấp dẫn hoặc có hình dạng đặc biệt có vai trò gì?

+ Ô chữ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xung phong xin chọn câu hỏi, sau đó có 30s vừa đọc vừa trả lời.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ, quản trò.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời các từ khóa phụ, nếu trả lời đúng có cơ hội trả lời từ khóa chính.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án:

 

 

 

 

 

 

S

I

N

H

D

U

O

N

G

 

 

 

I

N

V

I

T

R

O

 

 

 

 

 

 

 

 

N

O

I

N

H

U

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

U

U

T

I

N

H

 

 

 

 

 

 

 

 

S

U

A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

A

O

T

U

 

 

 

 

 

P

H

A

T

T

A

N

H

A

T

 

 

 

 

 

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành bài tập trong SBT và tìm hiểu phần đọc thêm: “Có phải quả nào cũng được hình thành từ bầu nhụy”

- Chuẩn bị bài 25. Thực hành: nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật.

Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo, giáo án word sinh học 11 sách chân trời, tải giáo án sinh học 11 CTST, GA sinh học 11 chân trời 2023

Giáo án Powerpoint đủ các môn lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay