Kênh giáo viên » Sinh học 11 » Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo

Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Sinh học 11 Chân trời sáng tạo 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

BÀI 24. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.

  • So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.

  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa; quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.

  • Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để nhằm giải thích được cơ sở khoa học và đưa được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chỉnh khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.

  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.

  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật; ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.

  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …

  • Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh về hình thức sinh sản vô tính, các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật.

  • Video minh họa về quy trình nhân giống vô tính ở thực vật, diễn biến của quá trình thụ tinh và các kiểu thụ phấn nhờ tác nhân sinh học và phi sinh học.

  • Mẫu vật thật của các loài hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa thụ phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng, các loại hạt có hoặc không có nội nhũ hay các loại quả có số lượng hạt khác nhau.

  1. Đối với học sinh

  • SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo

  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.

  4. Nội dung: HS nêu lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.

  5. Sản phẩm: Khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, đáp án cho câu hỏi mở đầu.

  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật.

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

Bên cạnh hoa mai và hoa đào ngày Tết, hoa lan cũng là loài hoa được nhiều người dùng để trang trí nhà cửa. Hoa lan sở hữu vẻ ngoài sang trọng, quý phái, đồng thời nó mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. 

A table with many potted plants

Description automatically generated

Ý nghĩa hoa lan hay phong lan các loại - Hoa vải đẹp MAI  Chậu lan hồ điệp hồng 11 cánh như ý | Lan hồ điệp

So với các loài hoa khác, hoa lan khá lâu tàn, có thể duy trì đến 3 tháng. Vậy nếu nhân giống hoa lan bằng cách đợi cây ra quả và cho hạt giống thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo em, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ tết, những nhà vườn đã thực hiện bằng cách nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS ôn lại kiến thức cũ.
  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: có 2 phương pháp phổ biến là giâm cành bằng các thân đốt (kie) và nhân giống bằng Invitro (nuôi cấy mô)

Ươm kie Lan Phi Điệp hiệu quả cao nhất với vỏ thông            {keywords}

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Giâm cành và nuôi cấy mô là hai trong các phương pháp sinh sản vô tính ở thực vật. Ngoài ra thực vật còn có các hình thức sinh sản vô tính, hữu tính nào? Sinh sản ở thực vật có khác gì so với động vật? Để hiểu rõ được vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 24. Sinh sản ở thực vật.”

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Hiện nay việc sử dụng khí CO2 để bảo quản nông sản là một biện pháp hiện đại và hiệu quả cao. Tại sao?

BÀI 6. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái quát về hô hấp ở thực vật

Các giai đoạn hô hấp ở thực vật

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật

Ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn.

Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

  1. I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn

Nhiệm vụ 1: Trình bày khái niệm hô hấp

Nhiệm vụ 2: Trình bày nơi diễn ra quá trình hô hấp

Nhiệm vụ 3: Trình bày phương trình tổng quát của hô hấp

Nhiệm vụ 4: Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 41.

  1. Khái niệm
  • Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt.
  • Hô hấp diễn ra ở tế bào chất và ti thể
  • PTTQ:

C6H12O6 + 6O2 → CO2 + H2O (ATP + nhiệt)

  • Hô hấp hiếu khí là hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật.

Câu hỏi 1 (SGK – tr41): Hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật.

Trả lời

Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật là:

  • Nguyên liệu: C6H12O6 , O2
  • Sản phẩm: CO2 và H2O
  1. Vai trò của hô hấp ở thực vật

Cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động sống.

Một phần năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, duy trì các hoạt động sống của cơ thể

Tạo ra các sản phẩm trung gian để tổng hợp các chất hữu cơ khác

Tăng khả năng chống bệnh của thực vật.

Câu hỏi 2 (SGK – tr41): Hãy cho biết vai trò của hô hấp đối với quá trình hút nước và khoáng ở cây.

Trả lời

Hô hấp có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp đối với quá trình hút nước và khoáng ở cây:

  • Tạo ra ATP giúp vận chuyển khoáng chủ động vào cây, tạo môi trường áp suất thẩm thấu cao trong dịch bào nên cây hút nước và khoáng dễ dàng.
  • Tạo ra CO2: CO2 + H2O → H2CO3 → H+ HCO3-

 H+ tham gia cơ chế hút bám trao đổi ion với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất.

KẾT LUẬN

  • Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
  • Hô có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật: cung cấp năng lượng, cung cấp nguyên liệu sinh tổng hợp các chất, tăng khả năng chống bệnh của thực vật
  1. CÁC GIAI ĐOẠN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 3 (SGK – tr42): 

Quan sát Hình 6.1, cho biết quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo các con đường nào.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Hình 6.1. Sơ đồ con đường hô hấp ở thực vật

Trả lời

  • Khi có O2: thực vật tiến hành phân giải hiếu khí gồm đường phân và hô hấp hiếu khí; quá trình hô hấp hiếu khí gồm 2 giai đoạn: oxi hóa pyruvic acid và chu trình krebs, chuỗi chuyển electron.
  • Khi không có O2: thực vật tiến hành phân giải kị khí và đường phân, lên men.

Luyện tập (SGK – tr42): Tại sao thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời?

Trả lời

Cây có thể sống trong điều kiện thiếu O2 là nhờ có quá trình phân giải kị khí. Trong trường hợp này, ATP tạo ra từ đường phân sẽ được dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

KẾT LUẬN

  • Phân giải hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và ti thể khi có O2, gồm ba giai đoạn: đường phân oxi hóa pyruvic acid và chu trình krebs, chuỗi chuyển electron hô hấp. Khi phân giải hiếu khí, một phân tử glucose có thể thu được từ 30-32 ATP.
  • Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất khi không có O2, gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men. Khi phân giải kị khí một phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP.

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn

  • Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của hàm lượng nước và trả lời câu hỏi 4
  • Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và trả lời câu hỏi 5
  • Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ O2 và CO2 và trả lời câu hỏi 6, câu luyện tập.
  1. Hàm lượng nước

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Bộ trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất. 

B. chênh lệch nồng độ ion.

C. cung cấp năng lượng. 

D. hoạt động thẩm thấu.

Câu 2: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?

A. Được cung cấp ATP.

B. Có các lực khử mạnh.

C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

D. Có sự tham gia của enzim nitrogenase.

Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?

A. miền lông hút. 

B. miền chóp rễ.

C. miền sinh trưởng. 

D. miền trưởng thành.

Câu 4: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?

A. hormone thực vật. 

B. axit amin, vitamin và ion kali.

C. saccarose.   

D. cả A, B và C.

Câu 5: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

A. Sắt.

B. Lưu huỳnh.

C. Mangan.

D. Bo.

Câu 6: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:

 A. Cấu tạo các đại phân tử

B. Hoạt hóa các enzim

C. Cấu tạo axit nuclêic

D. Cấu tạo protein

Câu 7: Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa

A. lá và rễ. 

B. cành và lá.

C. rễ và thân. 

D. thân và lá.

Câu 8: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa

A. NO3- thành NO2-.

B. NO3- thành NH4+.    

C. NH4+ thành NO2-.   

D. NO2- thành NO3-.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.

B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.

D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu 10: Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

 

Câu 11: Cây có biểu hiện lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chất là do thiếu?

A. photpho.   

B. canxi.

C. magie.   

D. nitơ.

Câu 12: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò

A. Cung cấp năng lượng cho lá.

B. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.

C. Hạ nhiệt độ cho lá.

D. Vận chuyển nước, ion khoáng

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. qua mạch gỗ

C. từ mạch rây sang mạch gỗ

D. từ mạch gỗ sang mạch rây

Câu 2: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có?

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Câu 3: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường?

A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.

C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

 

---------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Bộ đề Sinh học 11 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

SINH HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: (NB) Năng lượng cung cấp cho sinh giới có nguồn nào? 

  1. Năng lượng ánh sáng và năng lượng phóng xạ.
  2. Năng lượng ánh sáng và năng lượng vật lý.
  3. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học.
  4. Năng lượng hóa thạch và năng lượng ánh sáng.

 

Câu 2: (NB) Sinh vật dị dưỡng là

  1. các sinh vật chỉ có khả năng tổ hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn.
  2. các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
  3. sinh vật phân hủy các acid vô cơ thành chất dinh dưỡng.
  4. sinh vật chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

 

Câu 3: (NB) Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào?

  1. Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng.
  2. Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lương.
  3. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
  4. Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng.

 

Câu 4 (TH): Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ các giai đoạn chuyển hóa sau.

A diagram of a sun and clouds

Description automatically generated

A. (1) nhiệt, (2) sinh vật phân giải.

B. (1) Sinh vật phân giải, (2) Nhiệt.

C. (1) Nhiệt, (2) ATP

D. (1) Sinh vật phân giải, (2) ATP.

 

Câu 5 (TH): Trong cơ thể người, chất hữu cơ được phân giải để giải phóng năng lượng có nguồn gốc từ sự trao đổi chất ở

A. hệ bài tiết.

B. hệ tuần hoàn.

C. hệ thần kinh.

D. hệ tiêu hóa.

 

Câu 6 (TH): “Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.”

Từ còn thiếu trong dấu … là

A. năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo.

B. tổng hợp/ phân giải.

C. năng lượng/ phân giải.

D. tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo.

 

Câu 7 (NB): Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là

A. chu kì vận động của khí khổng

B. cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.

C. cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng.

D. cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí khổng.

 

Câu 8 (NB): Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch gỗ là

A. đi lên.

B. đi xuống.

C. ngẫu nhiên.

D. không xác định được.

 

Câu 9 (TH): Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng.

A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.

B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.

D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

 

Câu 10 (TH): Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Cường độ ánh sáng tăng.a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.
2. Cường độ ánh sáng giảm.b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.
3. Nhiệt độ tăng. 
4. Đất tơi xốp, thoáng khí. 
5. Độ ẩm cao. 
6. Nhiệt độ giảm. 

 

A. a- 2, 5, 6;     b- 1, 3, 4.

B. a- 1, 3, 4, 5;    b- 2, 6.

C. a- 2, 3, 4, 5;     b- 1, 6.

D. a- 1, 3, 5;     b- 2, 4, 6.

 

Câu 11 (NB): Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?

A. Oxygen.

B. Không khí.

C. Ánh sáng.

D. Nước.

 

Câu 12 (NB): Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp ở thực vật?

A. Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.

B. Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật.

C. Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt trời.

D. Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn.

 

Câu 13 (NB): Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ATP, NADPH VÀ O2.     

B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADP+ VÀ O2.    

D. ATP, NADPH.

 

Câu 14 (NB): Phương trình quang hợp ở thực vật là

A. 6CO2 + 12H2O  Ánh sáng,   lục lạp→  C6H12O6 + 6H2O.

B. C6H12O6 + 6H2O  Ánh sáng,   lục lạp→  6CO2 + 12H2O.

C. 6CO2 + 12H2O  Bóng tối,   lục lạp→  C6H12O6 + 6H2O.

D. C6H12O6 + 6H2O  Bóng tối,   lục lạp→  6CO2 + 12H2O.

 

Câu 15 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.

B. Quá trình khử CO2.

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

 

Câu 16 (TH): Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

A. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

B. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.

D. Cả B và C.

---------Còn tiếp-----------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 11 chân trời sáng tạo, soạn Sinh học 11 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay