Giáo án kì 2 Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 2 trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 3 Thực hành Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 4 Quang hợp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 5 Thực hành Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 6 Hô hấp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 7 Thực hành Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 9 Hô hấp ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 10 Tuần hoàn ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 11 Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 12 Miễn dịch ở động vật và người
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 13 Bài tiết và cân bằng nội môi
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài Ôn tập chương I
CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 15 Cảm ứng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 16 Thực hành Cảm ứng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 17 Cảm ứng ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 18 Tập tính ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài Ôn tập chương II
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 19 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 20 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 21 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 22 Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài Ôn tập chương III
CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 23 Khái quát về sinh sản ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 24 Sinh sản ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 25 Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 26 Sinh sản ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài Ôn tập chương IV
CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 27 Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời bài 28 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
=> Xem nhiều hơn: Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KÌ 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Word bài: THỰC HÀNH: QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 22. THỰC HÀNH: QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ:
- Thực hành quan sát được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành, phun kích thích tố lên cây, tính tuổi thọ cây.
- Thực hành quan sát được quá trình biến thái ở động vật
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh tác giả thuyết đã đề ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được những ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết về phương án chứng minh các giả thuyết.
Năng lực sinh học
- Năng lực nhận thức sinh học: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
- Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
- Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó.
- Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bế trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
- Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các công thức thí nghiệm khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn để nghiên cứu.
- Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Phẩm chất
- Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Dụng cụ: Bình phun, chậu nhỏ (chứa đất ẩm), kéo cắt cành.
- Hóa chất: dung dịch GA3, nước, phân bón.
- Mẫu vật: Thân cây gỗ cắt ngang, cây đậu xanh (hoặc rau muống, hoa cúc,...), đoạn phim hoặc hình ảnh về quá trình phát triển qua biến thái ở các loài động vật (tằm, ếch nhái, châu chấu, …)
- Đối với HS
- SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo.
- Dụng cụ: Bình phun, chậu nhỏ (chứa đất ẩm), kéo cắt cành.
- Mẫu vật: Thân cây gỗ cắt ngang, cây đậu xanh (hoặc rau muống, hoa cúc,...).
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Ôn bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nhắc lại các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, tránh gây đổ vỡ, hư hỏng thiết bị thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS lắng nghe và kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- HS báo cáo lại kết quả kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- Sau khi HS kiểm tra xong, GV cho HS biết tiêu chí đánh giá thực hành: Dụng cụ và mẫu vật đầy đủ (nếu được yêu cầu chuẩn bị); an toàn khi thí nghiệm; kĩ năng thực hiện thí nghiệm; kết quả thí nghiệm; báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
- Sản phẩm: Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV Trên lớp thành 6 nhóm: + Nhóm 1, 2: Nghiên cứu hiện tượng 2 + Nhóm 3, 4: Nghiên cứu hiện tượng 3 + Nhóm 5, 6: Nghiên cứu hiện tượng 4. + Tất cả các nhóm cùng nghiên cứu hiện tượng 1 và 5, hoàn thành phiếu số 1 Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề (bên dưới HĐ1) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS phát biểu/lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. GV nhấn mạnh nội dung chú ý SGK trang 151 cho HS. | I. CHUẨN BỊ II. CÁCH TIẾN HÀNH 1. Đặt câu hỏi nghiên cứu Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề (bên dưới HĐ1) |
PHIẾU SỐ 1 Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề Nhóm thực hiện:........................................................ | ||
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung vấn đề | Câu hỏi nghiên cứu | |
1 | ||
… |
Sản phẩm dự kiến các vấn đề và câu hỏi nghiên cứu
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung vấn đề | Câu hỏi nghiên cứu | |
1 | Tính tuổi của cây bằng cách đếm vòng gỗ | Có phải vòng gỗ của cây được tạo ra hằng năm? |
2 | Bấm ngọn ở một số loài cây trồng lấy quả (mướp, cà chua, bông,...) để chúng ra hoa nhiều hơn. | Việc bấm ngọn có tác dụng giúp cây ra nhiều cành hơn không? |
3 | Tỉa cành ở một số loài cây cảnh nhỏ (hoa hồng, hoa sứ...) để kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại,... | Có phải tỉa cành giúp loại bỏ các cành yếu, tập trung dinh dưỡng cho các cành khoẻ mạnh? |
4 | Dùng auxin để giúp cảnh giâm, cành chiết ra rễ. | Tại sao khi dùng hormone thì cành giâm, cành chiết ra rễ nhanh hơn? |
5 | Nòng nọc sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang trong khi ếch trưởng thành sống vừa ở nước vừa ở cạn, hô hấp bằng da và phổi. | Có phải do nòng nọc và ếch trưởng thành có cấu tạo cơ thể và sinh lí khác nhau? |
Hoạt động 2: Đề xuất giả thiết và phương án chứng minh giả thuyết
- Mục tiêu:
- Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.
- Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
- Sản phẩm: Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết theo mẫu phiếu số 2 (Phía dưới HĐ 2). Lưu ý: mỗi giả thuyết được đưa ra HS có thể đặt ra phương án chứng minh giả thuyết khác nhau. Sau đó HS thảo luận để lượng chọn phương án khả thi nhất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết (bên dưới HĐ2) |
PHIẾU SỐ 2 Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết Nhóm thực hiện:........................................................ | ||
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung giả thuyết | Phương án chứng minh giả thuyết | |
1 | … | … |
Phương án được chọn:...................... | ||
2 | … | … |
Phương án được chọn:...................... |
Sản phẩm dự kiến đề xuất giả thuyết và phương án
chứng minh giả thuyết
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung giả thuyết | Phương án chứng minh giả thuyết | |
1 | Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài. | Đếm số vòng gỗ và so với tuổi thực tế của cây (tính từ khi bắt đầu gieo trồng).
|
2 | Bấm ngọn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cành do ưu thế ngọn bị ức chế. | Trồng hai chậu cây, trong đó, một chậu để nguyên ngọn, chậu còn lại bấm ngọn các cây. So sánh sự sinh trưởng của các cây ở hai chậu. |
3 | Tỉa cành có tác dụng loại bỏ những cành già yếu, các mầm thừa, tập trung dinh dưỡng cho các cành ưu thế, hạn chế sâu hại và giúp cây có hình dáng đẹp hơn. | Trồng hai chậu cây, trong đó, một chậu để nguyên cành, chậu còn lại cắt bớt những cành non và cành yếu. So sánh sự sinh trưởng của các cây ở hai chậu. |
4 | Các loại hormone auxin, GA,... có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. | Trồng các chậu cây với chế độ phun kích thích tố khác nhau và so sánh sự sinh trưởng của các cây. |
5 | Ếch có hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn nên con non có cấu tạo, hình thái, sinh lí rất khác con trưởng thành. | Quan sát vòng đời của ếch. |
Hoạt động 3: Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết
- Mục tiêu:
- Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.
- Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bế trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước như SGK
- Sản phẩm: Thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm chứng cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra. - GV yêu cầu HS quay video khi tiến hành thí nghiệm, đảm bảo đủ các thành viên tham gia thí nghiệm, thực hiện đúng quy trình, cũng như an toàn thí nghiệm (nếu có thiết bị quay chụp). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK, tóm tắt và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước, ở mỗi bước GV có thể giải thích cho HS tại sao phải làm những bước đó - GV hướng dẫn HS quan sát và giải thích kết quả Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích thông qua báo cáo thực hành và video (theo nhóm). - HS tự đánh giá kết quả làm việc của mỗi cá nhân và của cả nhóm bằng cách họp nhóm và cho điểm, sau đó gửi lại cho GV. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm dựa trên các tiêu chí: kĩ năng thực hành, thời gian hoàn thành, báo cáo thực hành và trả lời câu hỏi cuối bài. | 3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết a. Xác định tuổi cây b. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn đối với cây
c. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của tỉa cành đối với cây
d. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của kích thích tố đối với cây
e. Quan sát quá trình biến thái ở động vật |
=> Xem nhiều hơn:
- Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
- Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint bài: MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MÔN SINH HỌC!
KHỞI ĐỘNG
Ở người, cùng tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
BÀI 12:
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
AI NHANH HƠN
Hình ảnh nào dưới đây là nguyên nhân gây ra các bệnh ở động vật và ở người.
Câu 1. Quan sát Hình 12.1, hãy xác định các nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người bằng cách hoàn thành bảng sau.
Nguyên nhân bên ngoài | Nguyên nhân bên trong |
• Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh, • Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, • Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc mới người bệnh, • Làm việc ở môi trường có nhiều chất độc hại, • Thức quá khuya | • Yếu tố di truyền, • Tuổi tác |
KẾT LUẬN:
Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người gồm:
- Nguyên nhân bên ngoài: các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học, thói quen sinh hoạt,…
- Nguyên nhân bên trong: di truyền, tuổi tác…
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
- Khái niệm miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, ( vi khuẩn, virus, ung thư,..) giữ cho có thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
- Miễn dịch được chia làm 2 loại: Miễn dịch không đặc hiêu và miễn dịch đặc hiệu.
Câu 2. Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vật và người?
Trả lời
Miễn dịch giúp cơ thể động vật và người có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ vào cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể tránh những tổn thương có thể xảy ra; giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
- Hệ miễn dịch ở người
Câu 3. Quan sát Hình 12.2 và cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào?
Trả lời
Hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm:
- Hàng rào bảo vệ bên trong: các cơ quan (tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết), các tế bào bạch cầu.
- Hàng rào bảo vệ bên ngoài da, niêm mạc và các chất tiết (nước mắt, nước bọt,...…
Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể:
- Các cơ quan sẽ sản sinh ra các loại bạch cầu. Bạch cầu tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng nhiều cách như: thực bào, tiết enzyme, tiết khẳng thể...
- Nước mắt, nước bọt, nước mũi, nước tiểu,... có chứa nhiều enzyme lysozyme để tiêu diệt vi khuẩn
- Chất nhờn và mồ hỏi có pH từ 3 – 5 ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật
KẾT LUẬN:
- Ở người và động vật, hệ miễn dịch đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Các loại miễn dịch
- Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ có sẵn ở động vật và người khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên, không có tính đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh, có tính bẩm sinh, di truyền được.
=> Xem nhiều hơn:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án sinh học 11 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 sinh học 11 chân trời, tải giáo án word và điện tử sinh học 11 kì 2 CTST
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây