Đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 2: Mưa
File đáp án Tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 1: Mưa. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 2. MƯA
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Tìm lời giải cho câu đố sau:
Tôi từ trời xuống
Tôi cho nước uống
Cho ruộng để cày
Cho đầy dòng sông
Cho lòng đất mát.
(Tôi là gì?)
Trả lời:
Đáp án: Hạt mưa.
ĐỌC
Câu 1: Tìm từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa.
Trả lời:
Từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa:
- Mây đen lũ lượt/ Kéo về chiều nay
- Mặt trời lật đật / Chui vào trong mây
- Chớp đông chớp tây
Câu 2: Dựa vào khổ thơ 2 và 3, em hãy tả lại từng sự vật trong mưa.
Trả lời:
Tả từng sự vật trong mưa:
- Cây lá: xòe to, hứng nước mưa "hứng làn nước mát".
- Gió: rít, giật mạnh "Gió reo gió hát/Giọng trầm giọng cao"
- Chớp: xuất hiện liên tục "dồn tiếng sấm".
Câu 3: Buổi chiều mưa, mọi người trong gia đình làm gì?
Trả lời:
Buổi chiều mưa, mọi người trong gia đình:
- Bà xỏ kim khâu
- Chị ngồi đọc sách
- Mẹ làm bánh khoai
Câu 4: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích khổ thơ thứ 4: "Bà xỏ kim khâu... Lửa reo tí tách."
- Đoạn thơ làm hiện lên khung cảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, quây quần bên nhau và luôn rộn rã tiếng cười.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: O, Ô, Ơ
Câu 1: Viết tên riêng: sông Ông Đốc
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Câu 2: Viết câu:
Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
(Ca dao)
Trả lời:
HS tự thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên | Từ ngữ chỉ đặc điểm |
|
|
Câu 2: Ghép thẻ chữ để gọi tên các loại mưa và gió.
Trả lời:
Ghép thẻ chữ để gọi tên các loại mưa và gió.
- Mưa phùn
- Mưa rào
- Mưa bóng mây
- Gió mùa đông bắc
- Gió heo may
Câu 3: Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp.
Trả lời:
Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp.
- Câu khiến:
- Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!
- Hãy đội mũ khi ra ngoài nắng!
- Câu cảm:
- Trời ơi! nóng quá!
- Gió thổi mát quá
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
Câu 1: Quan sát tranh, nói nội dung từng tranh
Trả lời:
Quan sát tranh, nói nội dung từng tranh
- Tranh 1: Thầy giáo bảo học trò "Các em chọn cảnh để vẽ nhé!".
- Tranh 2: Các bạn tập trung vào bài vẽ của mình.
- Tranh 3: Trời đổ cơ mưa, các bạn nhỏ chạy đi trú mưa.
- Tranh 4: Tất cả bài vẽ của các bạn đều vẽ cảnh vật dưới mưa.
Câu 2: Dựa vào sơ đồ dưới đây, nói về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
Trả lời:
- Giờ ra chơi sáng nay, em đã cùng các bạn chơi nhảy dây.
- Chúng em chơi ở dưới gốc cây bàng.
- Hai bạn sẽ cầm hai đầy dây để quay, em sẽ nhảy ở giữa sao cho không dẫm lên dây là được.
- Sau đó, chúng em luân phiên thay đổi để ai cũng được nhảy dây.
- Cứ thế chúng em chơi vô cùng vui vẻ đến hết giờ ra chơi.
Câu 3: Viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời dựa vào những điều em đã nói ở ý b bài tập 2.
Trả lời:
Giờ ra chơi sáng nay, em đã cùng các bạn chơi nhảy dây. Chúng em chơi ở dưới gốc cây bàng. Hai bạn sẽ cầm hai đầy dây để quay dây, em sẽ nhảy ở giữa, sao cho không dẫm lên dây là được. Sau đó, chúng em luân phiên thay đổi để ai cũng được nhảy dây. Cứ thế chúng em chơi vô cùng vui vẻ đến hết giờ ra chơi. Mỗi lần chúng em chơi nhảy dây xong em cảm thấy chân tay mình dẻo dai và khỏe hơn hẳn, đây cũng như một trò chơi thể thao đầy thú vị của chúng em.
VẬN DỤNG
Câu 1: Tìm đọc bài văn, bài thơ, ... viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió, ...).
Trả lời:
Một số bài văn, bài thơ, ... viết về hiện tượng tự nhiên:
- Mèo con và hoa nắng - tác giả Nguyễn Trọng Hoàn.
- Cầu vồng - tác giả Nhược Thuỷ
- Mưa - tác giả Nguyễn Diệu
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 2: Mưa