Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 2: Về thăm quê

Giáo án bài 2: Về thăm quê sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 2: Về thăm quê

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: VỀ THĂM QUÊ

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm bà – cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của người, của con vật.

- Nhận biết được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Về thăm quê, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
  • Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.
  • Dựa vào tranh minh họa, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của con người, của con vật. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.
  • Biết viết tin nhắn trên điện thoại.
  • Biết tìm kiếm thông tin để đọc mở rộng theo yêu cầu.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn đối với những người thân trong gia đình, dòng họ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Hình ảnh về tàu Thống Nhất phục vụ cho bài đọc thêm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Điện thoại di động để luyện tập viết tin nhắn.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến hoạt động HS yêu thích.
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                   TIẾT 1 – 2: ĐỌC – VIẾT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Trong kì nghỉ hè, em đã làm cùng người thân những việc gì? Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình khi được tham gia làm việc cùng người thân.

- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV mời 1 – 2 HS giới thiệu bức tranh minh họa bài đọc.

- GV nhận xét và dẫn vào bài học: Tranh vẽ cảnh nhà bà có vườn cây ăn quả, nhiều cây ra trái chín đỏ, chín vàng, cháu chạy nhảy trong vườn, bà cầm quạt đi theo cháu để quạt. Bức tranh này đã mô tả lại bài thơ Về thăm quê. Bài thơ là lời của một người cháu bày tỏ tình cảm của mình đối với bà, thể hiện niềm vui khi nghỉ hè được về thăm bà, thăm quê.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Về thăm quê. Bước đầu nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc 1 lượt cho HS nghe bài Về thăm quê: Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai (VD: mỗi năm, luôn vất vả, chẳng mấy lúc, nhễ nhại, quạt liền tay,...).

+ Nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ, VD: Nghỉ hè/ em thích nhất/ Được theo mẹ về quê/...

- GV đặt câu hỏi: Bài thơ này nên chia thành mấy đoạn?

- GV chốt lại: Bài thơ chia thành 4 đoạn.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Hai bạn tạo thành một cặp để đọc bài. Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp đến hết bài), sau đó đổi vai và đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Bây giờ mỗi bạn tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 2 HS đọc 4 đoạn nối tiếp trước lớp, mời 1 HS khác nhận xét về giọng đọc, cách đọc.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Về thăm quê.

b. Cách thức tiến hành

Câu 1

- GV nêu yêu cầu hỏi trước cả lớp, dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ thích về thăm quê/ Bạn nhỏ thích theo mẹ về quê.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?

1. Bà em cũng mừng ghê

Khi thấy em vào ngõ

2. Bà mỗi năm mỗi gầy

Chắc bà luôn vất vả.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hướng dẫn HS: Các câu thơ cho thấy bạn nhỏ là người như thế nào?

- GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV thống nhất ý kiến: Cả bài thơ là suy nghĩ, cảm xúc của người cháu. Câu thơ nào cũng có thể thấy tình cảm, sự quan tâm của bạn nhỏ dành cho bà. Nhưng một số câu thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, sự quan tâm của bạn nhỏ đối với bà mình, đó là:

Bà em cũng mừng ghê

Khi thấy em vào ngõ.

Bạn nhỏ cảm nhận được niềm vui của bà khi được gặp con, gặp cháu.

Bà mỗi năm mỗi gầy

Chắc bà luôn vất vả.

Bạn nhỏ quan tâm tới sức khỏe của bà, nhận ra bà yếu hơn, biết bà vất vả nhiều.

- GV mở rộng: Nhiều khi các bạn nhỏ về thăm ông bà nhưng mải chạy nhảy, quan sát, xem xét những điều mới lạ ở nhà ông bà. Còn bạn nhỏ trong bài thơ đã biết quan tâm đến bà.

Câu 3

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu: Đọc kĩ 2 khổ thơ cuối.

- GV mời 2 – 3 bạn trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- GV thống nhất ý kiến dưới dạng bảng: Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu:

Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà

Những câu thơ thể hiện việc làm nói lên tình yêu thương của bà

Bà luôn nghĩ đến con cháu, luôn muốn dành hết mọi thứ cho con cháu.

Vườn bà có nhiều quả

Chẳng mấy lúc bà ăn

Bà bảo thích để dành

Cho cháu về ra hái

Bà yêu thương cháu, chăm chút cháu từng li từng tí.

Em mồ hôi nhễ nhại

Bà theo quạt liền tay.

Bà kể chuyện cho cháu nghe, điều mà các bạn nhỏ đều thích.

Thoáng nghe bà kể chuyện

Gió thơm say chập chơn.

Câu 4

- GV nêu câu hỏi 4, yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời của riêng mình:

Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?

- GV mời 3 – 4 HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời theo cách hiểu của mình.

 

 

- GV chốt lại kiến thức: Bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê vì: được về quê thăm bà, được nhận những tình cảm của bà: được ăn quả bà để dành cho, được bà quạt mát, kể chuyện, được ngửi mùi thơm của bao nhiêu quả trong vườn.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Việc làm nào của bà bạn nhỏ trong bài thơ giống bà của em?

- GV khuyến khích HS mạnh dạn trả lời. GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi các em biết liên hệ bài học, nhắc nhở các em phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng

a. Mục tiêu: HS thuộc được 3 khổ thơ mình thích và đọc diễn cảm toàn bài Về thăm bà.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 3 khổ thơ em yêu thích bằng cách làm việc cá nhân, sau đó làm việc theo cặp:

+ Làm việc cá nhân:

·         Chọn 3 khổ thơ trong bài để học thuộc.

·         Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa.

+ Làm việc theo cặp:

·         Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng khổ thơ.

·         Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thề mở SHS ra để xem lại.

- GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. GV và cả lớp hỗ trợ nếu HS đang đọc bị quên.

- GV nhận xét, góp ý, tuyên dương.

- GV và cả lớp đọc lại toàn bài thơ.

Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa

a. Mục tiêu: Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.

b. Cách thức tiến hành

- GV dẫn dắt vào hoạt động: Tiết này, chúng ta sẽ ôn tập các chữ viết hoa và sau đó tập viết ứng dụng.

- GV yêu cầu HS quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa A nhỏ.

·        Độ cao: 2,5 li; độ rộng: 2,75 li.

·        Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống với nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang.

- GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ A, Ă, Â (link viết chữ hoa A: https://www.youtube.com/watch?v=qkiSCUjqGUc

, link viết chữ hoa Ă: https://www.youtube.com/watch?v=2VriYhYj4Gg

, link viết chữ hoa Â: https://www.youtube.com/watch?v=3vwkRlOnlN8)

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa A, Ă, Â ra nháp trước khi viết vào vở ô li theo hướng dẫn.

- GV yêu cầu viết chữ viết hoa A, Ă, Â, mỗi chữ một dòng vào vở.

- GV nhận xét chữ của một số bạn.

Hoạt động 5: Viết ứng dụng

a. Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc tên riêng: Đông Anh.

- GV giới thiệu cho HS biết: Đông Anh là một huyện nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng Đông Anh vào vở.

- GV mời 1 HS đọc câu viết ứng dụng.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Câu ca dao giới thiệu về một miền quê có di tích gắn liền với câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

- GV nhắc HS trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa A, D, G, L, T, V; lưu ý HS viết đúng chính tả các chữ như huyện, loa và cách viết lùi đẩu dòng ở thể thơ lục bát.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở cho nhau và nhận xét bài của nhau.

- GV nhận xét bài của một số HS.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- 2 HS chia sẻ, cả lớp lắng nghe.

 

 

- HS quan sát, giới thiệu tranh minh họa bài đọc.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

- HS lắng nghe, phát âm theo GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Bài thơ nên chia thành 4 đoạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài theo sự phân công của GV.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

 

 

- HS đọc nhẩm toàn bài.

 

- HS đọc bài và nhận xét theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời.

- HS phát biểu ý kiến. VD: Bạn nhỏ thích về thăm quê/ Bạn nhỏ thích theo mẹ về quê.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 2 và suy nghĩ trả lời.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp.

 

 

- HS trả lời: Những câu thơ đã nêu giúp em hiểu bạn nhỏ là người ngoan ngoãn, lễ phép, biết yêu thương người khác, cụ thể ở đây là bà của bạn nhỏ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 3.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS khác trả lời: Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu:

·        Bà để dành các quả trong vườn cho cháu về hái.

·        Khi bạn nhỏ mồ hôi nhễ nhại, bà theo quạt liền tay.

·        Khi đi ngủ, bạn nhỏ được bà kể chuyện và quạt cho.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 4 và suy nghĩ trả lời.

 

 

- HS trả lời câu hỏi. VD: Vườn nhà bà có nhiều cây ăn quả; được bà chăm chút, yêu thương; được nghe bà kể cho nghe nhiều câu chuyện,...

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- 2 – 3 HS trả lời. Ví dụ:

+ Việc làm của bà bạn nhỏ trong bài thơ giống bà của em là để dành hoa quả cho em.

+ Bà bạn nhỏ trong bài thơ cũng kể chuyện cho bạn nhỏ giống như bà em vẫn kể chuyện cho em

+ …

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

- Một số HS xung phong đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 - HS viết chữ ra nháp.

 

- HS viết chữ vào vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS đọc tên riêng.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS viết tên riêng vào vở.

- HS đọc câu viết ứng dụng.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và viết câu ứng dụng vào vở.

 

 

- HS đổi chéo vở, nhận xét bài nhau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 
  

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay