Đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài Ôn tập giữa học kì 2 (P2)

File đáp án Tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài Ôn tập giữa học kì 2 (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (P2)

 

TIẾT 5

Câu 1: Đọc câu chuyện Đường về và thực hiện yêu cầu.

  1. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn
  2. Em thích cảnh vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

Trả lời:

  1. Ý tương ứng với mỗi đoạn:
  • Đoạn 1: Cảnh vật trên đường về xóm núi.
  • Đoạn 2: Cảnh xóm núi.
  • Đoạn 3: Tình cảm của người dân xóm núi.
  1. Em thích cảnh "Cả xóm chỉ có rải rác hơn hai chục nóc nhà. Có chuyện gì, người đứng bên này hú gọi, người đứng bên kia hú đáp trả." trong câu chuyện vì tuy xóm làng chỉ có hơn hai chục hộ nhưng mọi người sống với nhau rất tình cảm, gần gũi và thân thiết giống như tất cả đều là người thân ruột thịt của nhau.

Câu 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc.

Trả lời:

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc.

Trong tất cả các bài em đã được học em thích nhất là bài "Mưa" tác giả Trần Tâm. Bài thơ tả cảnh bầu trời trước cơn mưa và khi mưa bắt đầu đổ xuống. Khi bắt đầu chuyển mưa mây đen lũ lượt kéo về như dấu hiệu báo cơn mưa sắp tới. Mặt trời vội vã chui vào trong mây làm cả bầu trời bắt đầu tối sầm lại, sấm chớp kéo về và những hạt mưa bắt đầu rơi xuống. Cây lá đua nhau hứng làn nước mát, reo hò nhộn nhịp. Bác gió vui mừng reo ca lúc trầm lúc bổng du dương từng nốt nhạc. Mọi cảnh vật trong thiên nhiên lúc này thật vui nhộn đối lập hẳn với khung cảnh ấm áp, bình yên trong nhà: bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. Những hình ảnh đó cũng làm cho em thấy yêu cảnh vật thiên nhiên xung quanh và trân trọng tình cảm gia đình đầm ấm, hạnh phúc..

 

Câu 3: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

Trả lời:

HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.

TIẾT 6 - 7

  1. ĐỌC

Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

  1. Nhờ đâu bé nhận ra gió?
  2. Gió trong bài thơ có gì đáng yêu?

Trả lời:

Trả lời câu hỏi:

  1. Nhờ cành lá rung rinh mà bé nhận ra gió.
  2. Gió trong bài thơ đáng yêu ở chỗ:
  • Lúc nào cũng chạy
  • Lúc nào cũng huýt sáo
  • Lúc nào cũng hát ca
  • Thích chơi chong chóng, cùng bé thả diều
  • Hay bông đùa trêu chọc

Câu 2: Đọc hiểu.

  1. Câu chuyện có những nhân vật nào?
  2. Vì sao mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui?

▢ Vì bằng lăng chỉ nở một bông hoa.

▢ Vì hoa nở không đẹp như mùa hoa trước.

▢ Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.

  1. Bằng lăng làm gì để thể hiện tình bạn với bé Thơ?

▢ Cành bằng lăng ghé sát vào cửa sổ nơi bé nằm.

▢ Bằng lăng đợi bé Thơ trở vẻ mới nở hoa.

▢ Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.

  1. Khi trở về nhà, vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua?
  2. Sẻ non làm gì để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.)

Sẻ non (...) về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi (...). Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non (...).

  1. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.
  2. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta điều gï?
  3. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non.
  4. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?
  • Bông hoa bằng lăng đẹp quá!
  • Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
  • Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ
  • Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!

Trả lời:

Đọc hiểu.

  1. Câu chuyện có những nhân vật: chịm sẻ, bằng lăng, bé Thơ
  2. Mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.
  3. Bằng lăng đã giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
  4. Khi trở về nhà, bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua vì: bông bằng lăng nở ở cao hơn cửa sổ, nơi bé Thơ không nhìn thấy.
  5. Cách sẻ non đã làm để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn:

Sẻ non chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.

  1. Ý tương ứng với mỗi đoạn.
  • Đoạn 1: Bằng lăng nở hoa mà không vui.
  • Đoạn 2: Bé Thơ nghĩ hoa bằng lăng đã qua.
  • Đoạn 3: Sẻ non giúp hoa bằng lăng và bé Thơ.
  1. Theo em, câu chuyện ca ngợi tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.
  2. Ba từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non:
  • Chắp cánh
  • Bay vù
  • Đáp xuống
  1. Kiểu câu:
  • Bông hoa bằng lăng đẹp quá! (Câu cảm)
  • Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Câu hỏi)
  • Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ. (Câu kể)
  • Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi! (Câu khiến)
  1. VIẾT

Câu 1: Nghe viết: Gió (3 khổ thơ đầu).

Trả lời:

HS lắng nghe GV đọc và viết bài vào vở.

 

Câu 2: Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.

Trả lời:

Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại. Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay