Đáp án Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Ba Định luật Newton về chuyển động (P1)
File đáp án Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Ba Định luật Newton về chuyển động (P1) . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 10 BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG
Câu 1: Trên đường đi du lịch hè, xe ô tô chở gia đình bạn Tuấn bất chợt gặp sự cố về máy và không thể tiếp tục di chuyển. Bố của Tuấn đã nhờ xe cứu hộ đến và kéo xe ô tô về nơi sửa chữa (Hình 10.1). Tác động nào giúp chiếc xe của gia đình Tuấn có thể chuyển động được từ khi đứng yên?
Trả lời:
Chiếc xe của gia đình Tuấn có thể chuyển động được từ khi đứng yên là nhờ một lực đẩy và lực kéo của xe cứu hộ.
1. Định luật I Newton
Câu 1: Hãy nêu tên một số lực mà em đã biết hoặc đã học trong môn Khoa học tự nhiên.
Trả lời:
Một số lực mà em đã học là:
+ Lực đẩy
+ Lực kéo
+ Lực ma sát
+ Lực đàn hồi
+ Lực hút...
Câu 2: Quan sát Hình 10.4, dự đoán về chuyển động của vật sau khi được đẩy đi trên các bề mặt khác nhau:
- a) mặt bàn
- b) mặt băng
- c) mặt đệm không khí.
Trả lời:
Từ Hình 10.4, ta thấy rằng chuyển động của các vật tăng dần từ mặt bàn đến mặt băng và mặt đệm không khí.
Câu 3: Đưa ra nhận định và giải thích về sự tồn tại của vật tự do trên thực tế
Trả lời:
Nhận định: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên, hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.
Câu 4: Aristotle nhận định rằng “Lực là nguyên nhân của chuyển động”. Nhận định này đã tồn tại hàng ngàn năm trước thời đại của Newton. Hãy nêu một số ví dụ minh họa để phản bác nhận định này.
Trả lời:
VD:
+ Một cái tủ đang đứng lên, dùng tay đẩy tủ, tủ vẫn đứng yên.
+ Một chiếc xe đang chuyển động, dùng tay hãm lại sự chuyển động đó, chiếc xe giảm tốc độ xuống nhưng một lúc sau mới dừng hẳn.
=> Lực không phải là nguyên nhân của chuyển động mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.
Câu 5: Một quả bóng được đặt trong một toa tàu ban đầu đứng yên, giả sử lực ma sát giữa quả bóng và sàn tàu không đáng kể. Tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Hãy nhận xét về chuyển động của quả bóng đối với bạn học sinh đứng ở sân ga (Hình 10.7). Giải thích tính chất của chuyển động này.
2. Định luật II Newton
Câu 1: Dựa vào đồ thị 1, hãy trả lời các câu sau
a, Đồ thị 1 có dạng gì?
b, Gia tốc của vật có mối liên hệ như thế nào với lực tác dụng vào vật khi khối lượng của vật không đổi.
Trả lời:
- a) Đồ thị 1 có dạng đường thẳng.
- b) Khi khối lượng của vật không đổi, gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
Câu 2: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối liên hệ giữa gia tốc mà vật thu được với độ lớn của lực tác dụng vào vật.
Trả lời:
- Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật.
- Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Câu 3:
Dựa vào đồ thị 2, trả lời các câu hỏi sau:
- a) Đồ thị 2 có dạng gì?
- b) Gia tốc của vật có mối liên hệ như thế nào với khối lượng của vật khi lực tác dụng vào vật không đổi.
Trả lời:
- a) Đồ thị 2 có dạng đường thẳng
- b) Gia tốc của vật có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật khi lực tác dụng vào vật không đổi.
Câu 4: Quan sát Hình 10.10, nhận xét trong trường hợp nào thì ta có thể dễ dàng làm xe chuyển động từ trạng thái đứng yên. Giả sử lực tác dụng trong hai trường hợp có độ lớn tương đương nhau. Giải thích.
Trả lời:
Quan sát trong Hình 10.10, ta thấy khối lượng ô tô lớn hơn khối lượng xe máy. Lực tác dụng trong hai trường hợp như nhau nên gia tốc trong rường hợp 1 nhỏ hơn gia tốc trong trường hợp 2, vì vậy ta có thể làm xe máy dễ dàng chuyển động hơn ô tô.
Câu 5: Áp dụng công thức định luật II Newton (10.1) để lập luận rẳng khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Trả lời:
Qua biểu thức của định luật II Newton, ta thấy khi vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc của vật càng nhỏ, tức vật càng khó thay đổi vận tốc, nghĩa là vật có quán tính càng lớn. Ngược lại, vật có khối lượng càng nhỏ thì càng dễ dàng thay đổi vận tốc, nghĩa là vật có quán tính càng nhỏ. Như vậy khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 10: Ba định luật newton về chuyển động (5 tiết)