Đáp án Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 11: Một số lực trong thực tiễn (P1)
File đáp án Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 11: Một số lực trong thực tiễn (P1) . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 11 MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN
Câu 1: Ta biết rằng có thể làm biến dạng hoặc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Trong thực tế, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu lực của lực kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái Đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra. Những lực này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Những lực trên đều có đặc điểm là có điểm đặt tại ô tô, phương nằm ngang hoặc thẳng đứng và có độ lớn.
1. Trọng lực
Câu 1: Khi thả một vật từ độ cao h, vật luôn rơi xuống. Lực nào đã gây ra chuyển động rơi của vật?
Trả lời:
Trọng lực hay còn gọi là lực hút trái đất đã gây ra chuyển động rơi của vật.
Câu 2: Hai bạn đang đứng ở vị trí A và B trên Trái Đất như Hình 11.3. hãy vẽ vecto trọng lực tác dụng lên mỗi bạn.
Trả lời:
Câu 3: Để xác định trọng tâm của một vật phẳng, người ta có thể làm như sau: Buộc dây vào một lỗ nhỏ ở mép của vật rồi treo vật thẳng đứng. Khi vật cân bằng, dùng bút đánh dấu phương của sợi dây lên vật. Sau đó ta thay đổi điểm treo và thực hiện tương tự. Giao điểm của hai đường kẻ chính là trọng tâm của vật mà ta cần xác định. Dựa vào phương pháp trên, hãy tiến hành thí nghiệm xác định trọng tâm của một vật phẳng bất kì.
Trả lời:
Các em có thể thực hiện thí nghiệm này với chiếc thước kẻ đã bị đục lỗ.
2. Lực ma sát
Câu 1: Quan sát Hình 11.5, em hãy dự đoán chuyển động của thùng hàng khi chịu tác dụng của các lực có cùng một độ lớn trong hai trường hợp.
Trả lời:
Trong hình 11.5, khi chị tác dụng của các lực có cùng độ lớn, thùng hàng a không di chuyển, thùng hàng b di chuyển về phía trước.
Câu 2: Sau khi ta dừng tác dụng lực vào thùng hàng, ta quan sát thấy thùng hàng tiếp tục chuyển động và dừng lại sau khi đi được một đoạn. Em hãy giải thích tại sao thùng hàng dừng lại.
Trả lời:
Do thùng hàng đã chịu lực ma sát có chiều ngược lại với chiều chuyển động nên thùng hàng di chuyển một đoạn rồi dừng hẳn.
Câu 3: Nêu điểm giống và khác nhau của ba loại lực ma sát: ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Đều có điểm đặt trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
+ Đều có phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động
- Khác nhau:
+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật nằm yên trên bề mặt
+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật di chuyển
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên một bề mặt.
Câu 4: Dựa vào các Hình 11.5, 11.6, hãy vẽ hình biểu diễn lực ma sát tác dụng lên các vật.
Trả lời:
Lực ma sát:
+ Điểm đặt: trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt
+ Phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động của vật.
Câu 5: Giải thích ý nghĩa của chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc khi nói về chiều của lực ma sát.
Trả lời:
Chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc khi nói về chiều của lực ma sát là khi ta tác dụng lực vào vật có xu hướng như thế nào mà vật vẫn đứng yên thì tại vật xuất hiện lực ma sát ngược chiều với chiều tác dụng vào vật.
Câu 6: Dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của em, hãy phân tích lợi ích và tác hại của lực ma sát.
Trả lời:
+Lợi ích của lực ma sát:
Giúp cố định các vật trong không gian
Giúp các vật đang trượt hay lăn dừng lại.
+Tác hại của lực ma sát:
Làm mòn bề mặt của các vật
Cản trở chuyển động của các vật...
Câu 7: Quan sát Hình 11.9 và giải thích cơ chế vật lí giúp con người có thể bước đi.
Trả lời:
Khi chân người bước đi, áp lực của mặt đường lên chân và áp lực của chân lên mặt đường cùng phương, ngược chiều và có cùng độ lớn nên hai lực này triệt tiêu. Lực ma sát nghỉ do chân tác dụng lên mặt đường và lực ma sát nghỉ do mặt đường tác dụng lên chân cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn nên chúng cũng triệt tiêu. Lực do mặt đường tác dụng lên chân không bị triệt tiêu, vì vậy mà con người có thể bước đi được.
=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 11. Một số lực trong thực tiễn (4 tiết)